Đồ Án Cơ sở tồn tại của Kinh tế thị trường và giải pháp phát triển Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nư

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Cơ sở tồn tại của KTTT và giải pháp phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta


    I.MỞ ĐẦU
    Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, Đảng và nhân dân ta đã cùng nhau tiến hành cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế xã hội, nhưng lúc đó, nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chính vì thế mà nền kinh tế nước ta không thể phát triển và càng lâm vao suy thoái, trước tình hình đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI( tháng 12 năm 1986) Đảng ta đã quyết định đổi mới kinh tế, xoá bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Hội nghị Trung ương Đảng 6, khoá VI, đã khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hoá là việc làm cần thiết, đến Đại hội VII( tháng 6-1991) Đảng tiếp tục nói rõ hơn về chủ trương này và đã khẳng định đây là chiến lược, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cuả Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng khảng định: “ Phát triển nền kinh tế nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước”. Đại hội Đảng VIII (tháng 6- 1996) đưa ra một kết luận mới rất quan trọng:” Sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng, nhưng lúc đó mới có khái niệm về nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường, mãi đến Đại hội Đảng IX ( tháng 4-2001) mới chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội khẳng định: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam. Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn; và là bước phát triển mới về tư duy lí luận của Đảng cộng sản Vịêt nam.

    Việc thừa nhận kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ nghiên cứu, vận dụng tốt kho tàng tri thức về kinh tế thị trường và các quy luật của nó nhằm thực hiện mụctiêu:”dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

    Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế-xã hội, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường, vì vậy kinh tế thị trường không chỉ là công nghệ, là phương tiện để phát triển kinh tế- xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế- xã hội, nó không chỉ bao gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất, mà còn là cả một hệ thống quan hệ sản xuất, vì vậy không một nền kinh tế nào tồn tại chung chung , thuần tuý, trừu tượng mà lại tách rời khỏi hình thái kinh tế xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị- xã hội của một nước. Do đó để phân biệt nền kinh tế thị trường khác nhau, trước hết phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế- xã hội mà nhà nước và nhân dân lựa chọn làm định hướng, chi phối sự vận động phát triển của nền kinh tế đó.

    Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế- xã hội vừa dựa trên nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung cho nhau. Đó là, nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xu hướng mới đang vận động,đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò” động lực” thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, nhóm thứ hai đóng vai trò “hướng dẫn”, “ chế định” sự vận động của nền kinh tế theo mục tiêu đã xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường, hoàn thịên mô hình chủ nghĩa xã hội. Có thể nói rằng: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường, vừa mang tính đặc thù, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật kinh tế thị trường, mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường ở nước ta với các nước khác.
     
Đang tải...