Luận Văn Cơ sở tồn tại của kinh tế thị trường và giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội ch

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở tồn tại của kinh tế thị trường và giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta



    I. Mở đầu

    Từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước. Đảng và nhân dân ta đã cùng nhau tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu bao cấp . Tuy nhiên, lúc đó tồn tại một quan điểm sai lầm ở nước ta là sự đối lập đơn giản của CNXH và CNTB, từ đó dẫn đến sự đối lập của CNXH với kinh tế thị trường, kiêng kỵ và không thừa nhận kinh tế thị trường. Do đó đất nước ta đã gặp không ít khó khăn trong xây dựng đất nước Trước tình hình đó, tại hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành Trung ưong đảng khoá VI đã đưa ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên CNXH. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, quá độ lên CNXH đã khẳng định : " phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN , vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. ", coi " chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lước lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội ". Và cho đến nay, đất nước đã trải qua 20 năm đổi mới, từ những kinh nghiệm thực tế cũng như lý luận, trong dự thảo báo cáo chinh trị trình Đại hội X của đảng cũng đã khẳng định "phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng CNXH. " Cho đến bây giờ, chúng ta có thể chắc chắn khẳng định rằn: phát triển kinh tế thị trường ở VIệt Nam là cần thiết, khách quan do hai cơ sở sau.

    Thứ nhất, đó là tính tất yếu tồn tại nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ và cả trong CNXH. Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao trong đó mọi quan hệ kinh tế đều được biểu hiện dưới hình thái hàng hoá tiền tệ. Và ở Việt Nam có đầy đủ cơ sở khách quan của sự tồn tại, phát triển của kinh tế thị trường. Đó là sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, do khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều nghành nghề mới ra đời, trong các đơn vị sản xuất cần phải hạch toán kinh doanh và trao đổi bằng tiền tệ, quan hệ kinh tế quốc tế cúng thông qua quan hệ tiền tệ.

    Thứ hai, là tác dụng to lớn của việc phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Nước ta từ một nước nông nghiệo lạc hậu quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN nên nhất thiết cần phát triển kinh tế thị trường vì chỉ có kinh tế thị trường mới kích thích chủ thể kinh tế hoạt động (vì mục đích lợi nhuận), nâng cao năng suất lao động, kinh tế thị trường làm thoả mãn được nhu cầu của xã hội, đẩy mạnh phân công lao động, chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý.

    Ngày nay tất cả các nước đều phải xõy dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong chế độ xó hội khỏc nhau, kinh tế thị trường được sử dụng với mục đích khác nhau. trong các nước tư bản đó là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Ở nước ta đó là nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất đến một trỡnh độ nhất định, kết quả của quỏ trỡnh phõn cụng lao động xó hội, đa dạng hoá các hỡnh thức sở hữu. đồng thời nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sự phát triển kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trỡnh tớch tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn, xó hội hoỏ cao, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hỡnh thành đội ngũ cán bộ quản lí có trỡnh độ, lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Như vậy phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế.

    Là một nhà kinh tế CNXH trong tương lai, việc chúng ta nghiên cứu đề tài "Cơ sở tồn tại của kinh tế thị trường và giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta " là một điều cần thiết. Nó giúp chúng ta có thêm hiểu biết về các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước từ đó có thể vận dụng trong tương lai.

    Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên đề tài được nghiên cứu ở phạm vi nhỏ, giai đoạn của nước ta từ sau đổi mới đến nay (từ 1986 đến nay). Nếu ta xem xét nó trong điều kiện, hoàn cảnh khác của một quốc gia khác thì nó mất đi tính đúng đắn.


     
Đang tải...