Chuyên Đề Cơ sở tiếp cận văn hóa làng Việt miền trung: nhìn từ làng xã vùng Huế

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
    ( Chuyên đề dài 50 trang)

    1. Quá trình tụ cư, khai phá lập làng

    Lưu vực sông Hồng, sông M ã - trong nhiều trường hợp , thường quen gọi là vùng ch âu thổ Bắc bộ, trở thành trung tâm văn minh của người Việt, gắn liền với truy ền thống nông nghiệp lúa nước rực rỡ từ lâu đời. Từ cái nôi ấy , người Việt với nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, buộc p hải tìm cách giải quyết nạn nhân mãn bằng sinh lộ có thể nói là độc đạo: đi về phương Nam, đến tận vùng châu thổ M ê kông. Trên dãi đất hẹp từ p hía nam Hoành Sơn, đi trên sinh lộ ấy , làng xã là đơn vị tụ cư của người Việt, dần dần trở thành đơn vị hành chính cấp cơ sở, đặc b iệt là dưới thời chúa Nguy ễn, do vậy cũng mang đậm dấu ấn ảnh hưởng từ nguồn cội ở p hía Bắc. Hành trang mang theo từ cố hương sẽ góp p hần định hình, giúp cho các đoàn lưu dân Việt buổi đầu tạo lập được thế ứng xử đặc thù trên vùng đất mới trước điều kiện tự nhiên hoàn mới lạ, trước các cộng đồng tộc người bản địa tiền trú xa lạ (điều kiện xã hội). Thế ứng xử đó về lâu dài, góp phần định hình nên tính cách của con người thông qua p hương cách cố kết cộng đồng, trở thành vấn đề man g tính bản lề để nghiên cứu làng xã n gười Việt. Đương nhiên là ở đây , không thể tách rời diễn trình lịch sử từ châu thổ Bắc bộ, qua duy ên hải miền Trung cho tới vùng châu thổ Nam bộ phì nhiêu, màu mỡ; và cả quá trình Việt hóa ở chính các cộng đồng tộc người bản địa tiền trú.

    1.1. Dấu ấn từ c ái nôi đất Bắc
    Theo P. Gourou, châu thổ Bắc bộ là trường h ợp đặc b iệt ở Ðông Dương, từ hai tính chất: Ðông dân và có lịch sử phát triển lâu đời, bởi:


    Nói chung, Ðông Dương bao gồm những dãy núi dân cư thưa thớt và những đồn g bằng mật độ dân số tương đối thấp ., trái lại, Bắc kỳ đã có dân cư đông đúc từ một thời kỳ xa xưa, không thể xác định được thời điểm định cư của người Việt ở đây . với diện tích 15.000km2 nhưn g tron g nhữn g n ăm 1934 - 1936, vùng này đã có tới 6,5 triệu dân, tức là mật độ dân số lên đến 430người/km2. Châu thổ Bắc kỳ có tới 7.000 xã, thậm chí có làn những 10.000 dân. 1

    Vùng núi và trung du Bắc bộ được xác đ ịnh là cái nôi của văn min h châu thổ sông Hồng. Dưới sức ép của bùng nổ dân số, trong bối cảnh p hía tây , p hía bắc bị chặn đứng bởi núi rừng và đế chế Trung Hoa, người Việt cổ dần dần tràn xuống chiếm lĩnh vùng châu thổ. Truy ền thống nông ngh iệp lúa nước kế thừa từ cộng đồng Tày Thái, trong bối cảnh đó, càng có cơ hội để phát huy 2. Tiếp quản không gian mới, người Việt chiếm cứ những vùng cao để canh tác nông nghiệp . Nạn nhân mãn lại tiếp tục nảy sinh, “ở miền Bắc ngay từ đầu Công nguyên, theo Tiền Hán thư, đã có đến 14 vạn hộ, với dân số 981.735 người” 3, và cho đến một khi diện tích canh tác khôn g đáp ứng được thì người Việt lại hướng ra biển nhưng với một thái độ rất đặc biệt: quai đê lấn biển, “cây cói đi trước, lúa nước theo sau” 4.


    1 Gourou, P., (2003), Người nông dân châu thổ Bắc kỳ (Nguyễn Khắc Ð ạm, Ð ào Hùng, Nguyễn
    Hoàng Oanh d.), H.: Hội KHLSVN, Viện Viễn Ð ông Bác Cổ Pháp, Nxb. T rẻ, tr. 8, 9, 13.
    2 - Hà Văn T ấn [Chb], “ Nguồn gốc người Việt”, Chương III trong Quá trình hình thành bản sắc văn hoá Việt N am, Ð ề tài KX 06 - 02, bản vi tính: 37-53, tài liệu của Viện VHNT Việt Nam, không đề năm, tr. 52.

    - Gourou, P., (2003), Người nông dân châu thổ Bắc kỳ tlđd. tr. 122 - 124.

    - Viện Đông Nam Á (1996), Biển với người Việt cổ (Chủ nhiệm: Phạm Đức D ương; Chủ
    biên: T rần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ), H.: Nxb. VHT T.

    - Lương Ninh (2003), “ Sự thiên di và hình thành những nhóm cư dân ở Ð ông Nam Á lụ c địa”, trong Ð ông Á và Ð ông Nam Á, những vấn đề lịch sử và hiện tại [Kỷ yếu HT KH], T rường KHXH&NV, Ð HQG Hà Nội, 28/3: 9 - 20.
    3 Dẫn theo T rương Hữu Quýnh (1977), “Về quan hệ sở hữu trong bộ phận ruộng đất công ở làng xã Việt Nam cổ truyền”, trong Viện Sử học (1977), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập I, H.: Nxb.KHXH.
    4 Gourou, P., (2003), Người nông dân châu thổ Bắc kỳ tlđd. tr. 38, 74 - 86, 121.

    - Chi Từ - Phạm Ðức Dương (1996), “ Vài nhận xét v ề cách ứng x ử củ a người Việt tr ướ c
    biển”, T /c T hông tin KH CN T hừa T hiên Huế, số 1, tr. 24.

    - Viện Đông Nam Á (1996), Biển với người Việt cổ, tlđd., tr.43 - 92.

    - Vũ Duy Mền (2006), Tìm lại làng Việt xưa, H.: Nxb. VHT T, tr. 15 - 23.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...