Tiểu Luận Cơ sở Thiết kế máy MỐI GHÉP REN

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I- ĐỊNH NGHĨA
    Ghép bằng ren là loại ghép có thể tháo được .Các chi tiết máy được ghép lại với nhau nhờ các chi tiết co ren như:bulong và đai ốc,vít Tùy thuộc vào vít xiết ta có:mối ghép bulong(hình 1a),mối ghép bằng vít (hình 1b) và mối ghép bằng vít cấy(hình 1c).
    [​IMG]
    Hình 1:các dạng mối ghép ren
    a)mối ghép bulong ; b)mối ghép bằng vít ; c)mối ghép bằng vít cấy
    Ghép bằng ren được dùng rất nhiều trong nghành chế tạo máy.Các chi tiết có ren chiếm trên 60% tổng số chi tiết trong các máy hiện đại bao gồm:các chi tiết mối ghép ren(bulong ,đai ốc,vít ) đa số các chi tiết thân máy cần xiết bằng vít,các trục có ren để cố định và điều chỉnh ổ hoặc chi tiết quay Mối ghép ren còn được dung nhiều trong các cần trục và các kết cấu thép dung trong viêc xây dựng,vì nhờ chúng mà kết cấu được chế tạo và lắp ghép dễ dàng.
    Vít xiết thuộc vào loại có chi tiết có ứng suất cao,có nhiều trường hợp hỏng máy lien quan đến các chi tiết mối ghép ren quan trọng.Để đảm bảo độ tin cậy thích hợp ta cần kiểm tra lực xiết ban đầu và dùng các phương pháp lỏng đai ốc.
    Mối ghép ren được dùng nhiều vì có những ưu điểm:
    - Cấu tạo đơn giản
    - Có thể tạo lực dọc trục lớn.
    - Có thể cố định các chi tiết ghép ở bất kỳ vị trí nào nhờ khả năng tự hãm
    - Dễ tháo lắp
    - Giá thành tương đối thấp do được tiêu chuẩn hóa và được chế tạo bằng các phương pháp có năng suất cao.
    Nhược điểm chủ yếu của mối ghép ren là có tập trung ứng suất tại chân ren,do đó làm giảm độ bền mỏi của mối ghép.
    Ren được hình thành trên cơ sơ đường xoắn ốc trụ hoặc côn.Cho một hình phẳng quét theo đường xoắn ốc và luôn nằm trong mặt phẳng qua trục OO (hình3),hình phẳng sẽ quét thành mối ren.Hình phẳng có thể là tam giác,hình vuông ,hình bán nguyệt sẽ tạo nên ren tam giác ,ren vuông,ren hình thang,ren hình bán nguyệt

    II- PHÂN LOẠI VÀ CÁC THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA REN

    1. Phân loại ren
    Nếu đường xoắn ốc nằm trên mặt cơ sở là mặt trụ,ta có ren hình trụ,nếu đường xoắn ốc là mặt côn ta có ren hình côn.Ren hình trụ được dùng phổ biến hơn,ren hình côn thường chỉ được dùng để ghép các ống ,các bình dầu,nút dầu
    Theo chiều xoắn ống ren thì ren được chia thành ren trái và ren phải.Ren phải có đường xoắn ống đi lên bên phải,ren trái có đường xoắn ống đi lên bên trái.
    Theo số đầu mối ren ta có ren một mối,hai mối và ba mối, Ren một mối thường được dùng phổ biến.
    Các dang ren chủ yếu theo công dụng và theo hình dạng tiết diện ,có thể phân loại như sau:
    Ren ghép chặt:dùng để ghép chặt các chi tiết máy lại với nhau.Ren ghép chặt gồm các loại ren:ren hệ mét(hình 2a) ren ống (hình 2d) ren tròn ,ren vít gỗ.
    Ren ghép chặt kín:ngoài dùng để ghép chặt các chi tiết còn dùng để giữ không cho chất lỏng chảy qua ren(ren nối đường ống và phụ tùng nối ống).Ren có dạng tam giác nhưng không có khe hở hướng tâm và đỉnh được bo tròn.
    Ren của cơ cấu vít:dùng đê truyền chuyển động hoặc để điểu chỉnh.Ren của cơ cấu vít có các loai:ren vuông,ren hình thang cân(hình 2b) ren hình răng cưa (hình 2c)
    Ren hệ mét: có tiết diện là tam giác đều,góc ở đỉnh [​IMG]=60[​IMG].Để dễ gia công cũng như để giảm bớt tập trung ứng suất ở chân ren và dập xước đỉnh ren,đỉnh ren và chân ren không được hợt bằng hoặc tạo góc lượn và bo tròn.Bán kính bo tròn chân ren r=H/6=0,144p.Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO thì bán kính góc lượn đối với ren ngành hang không và vũ trụ r=(0,15[​IMG])p.
    Chiều cao ren H tam giác ban đầu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...