Thạc Sĩ Cơ sở tâm lý phòng, chống chiến tranh tâm lý của địch ở đơn vị cơ sở hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chiến tranh tâm lý là cuộc chiến tranh đặc biệt nguy hiểm trong chiến lược DBHB của CNĐQ, là cuộc chiến trên lĩnh vực chính trị tư tưởng và văn hoá đang được CNĐQ và các thế lực thù địch sử dụng nhằm phá hoại các nước không đi theo quĩ đạo của chúng.
    Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đang ở thời kỳ với nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Sự nghiệp ấy đòi hỏi phải kiên định, vững vàng mục tiêu, định hướng XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, nó đi ngược lại với ý muốn, tham vọng của CNĐQ và các thế lực phản động. Do vậy, đất nước ta, sự nghiệp vĩ đại của Đảng và nhân dân ta luôn là đối tượng phá hoại bằng chiến lược DBHB của CNĐQ, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Dự báo tình hình những năm sắp tới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhận định: “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu DBHB, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền hòng thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” [26, tr.75], trong đó “phi chính trị hoá” quân đội là một trong những hướng tiến công chủ yếu.
    Sử dụng CTTL nhằm phá hoại về chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống , tiến tới phi chính trị hoá quân đội, CNĐQ và các thế lực phản động tất yếu chú ý đến đội ngũ sĩ quan, đặc biệt là đội ngũ sĩ quan trẻ và hạ sĩ quan, chiến sĩ ở các ĐVCS. Bởi vì, họ là lực lượng nòng cốt cho sức mạnh chiến đấu của quân đội để bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Do vậy, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và rất cần thiết của cán bộ, chiến sĩ ở ĐVCS là hiểu rõ về CTTL của địch và biết cách phòng, chống có hiệu quả cuộc chiến tranh này.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng của những vấn đề trên, trong suốt quá trình xây dựng quân đội nhất là trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và quân đội luôn quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp cho cán bộ, chiến sĩ để họ thực sự là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận chính trị, tư tưởng, đấu tranh kiên quyết với sự tuyên truyền, phá hoại về tư tưởng của CNĐQ, bảo vệ lý tưởng XHCN, bảo vệ sự trong sáng của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh với mọi sự xuyên tạc lý luận cách mạng, với những âm mưu, thủ đoạn trắng trợn hoặc trá hình của CNĐQ và các thế lực phản động. Trong huấn luyện, giáo dục, cùng với bồi dưỡng các tri thức quân sự, các đơn vị đã từng bước hình thành được tinh thần cảnh giác cách mạng, tinh thần đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng cho bộ đội. Tuy vậy, cũng còn những mặt hạn chế chưa thấy hết sự nguy hiểm của những âm mưu, phương thức, thủ đoạn tác động tư tưởng, luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của CNĐQ và các thế lực thù địch; các nội dung, biện pháp phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS còn nhiều hạn chế.
    Từ tình hình trên, vấn đề phòng, chống CTTL đã được các cơ quan, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội nghiên cứu ở những bình diện, lĩnh vực khác nhau. Các công trình nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lý học xã hội và tâm lý học quân sự đã có những đóng góp rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, từ góc độ những cơ sở tâm lý để phòng, chống cuộc chiến tranh này ở ĐVCS cho đến nay vẫn còn những khoảng trống cần được nghiên cứu đầy đủ hơn.
    Xuất phát từ tính chất đặc biệt nguy hiểm của CTTL, thực trạng phòng, chống CTTL của địch ở các ĐVCS và sự phát triển mới của vấn đề nghiên cứu hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Cơ sở tâm lý phòng, chống chiến tranh tâm lý của địch ở đơn vị cơ sở hiện nay”.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở tâm lý phòng, chống CTTL của địch, từ đó đề xuất các biện pháp tâm lý xã hội nhằm nâng cao kết quả phòng, chống cuộc chiến tranh này ở ĐVCS hiện nay.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Nghiên cứu lý luận, xác định cơ sở tâm lý để phòng, chống CTTL của địch, chỉ ra cơ chế tác động của CTTL đối với QN ở ĐVCS.
    - Khảo sát thực trạng sự tác động, ảnh hưởng của CTTL, phân tích thực trạng; tổ chức thực nghiệm về phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS hiện nay.
    - Đề xuất các biện pháp pháp tâm lý xã hội nhằm nâng cao kết quả phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    * Khách thể nghiên cứu
    Quân nhân và TTQN ở ĐVCS.
    * Đối tượng nghiên cứu
    Cơ sở tâm lý phòng, chống CTTL của địch.
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở tâm lý phòng, chống CTTL của địch, mà trọng tâm là cơ chế tác động của cuộc chiến tranh này đối với QN ở các ĐVCS thuộc QK 1, QK3, BTLTĐ, QĐ1, QĐ 2.
    5. Giả thuyết khoa học
    Kết quả phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS phụ thuộc một cách tất yếu và có quy luật vào những nhân tố xác định, trong đó sự hiểu biết về CTTL và những yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội của chủ thể phòng, chống có vai trò rất quan trọng. Nếu chúng ta chỉ ra được cơ chế tác động của CTTL của địch, đặc điểm tâm lý cơ bản của QN và TTQN, phân tích rõ thực trạng sự tác động, ảnh hưởng, thực trạng phòng, chống cuộc chiến tranh này thì sẽ đề xuất được các biện pháp tâm lý xã hội để nâng cao kết quả phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS hiện nay.
    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân đội về đấu tranh tư tưởng, chống DBHB và CTTL, xây dựng bản lĩnh chính trị cho QN. Nghiên cứu từ góc độ của tâm lý học xã hội và tâm lý học quân sự, vận dụng các nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý; nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động; nguyên tắc tiếp cận hoạt động nhân cách.
    Chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học, bao gồm các phương pháp chủ yếu như: nghiên cứu văn bản, tài liệu; quan sát; điều tra viết bằng phiếu hỏi; thực nghiệm; nghiên cứu kết quả hoạt động; chuyên gia; toạ đàm, phỏng vấn; xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
    7. Đóng góp mới của luận án
    * Về lý luận
    Luận án đã nghiên cứu bổ sung một số khái niệm của Tâm lý học quân sự như: Phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS; Cơ sở tâm lý phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS; Cơ chế tác động của CTTL đối với QN ở ĐVCS hiện nay. Nghiên cứu luận giải cơ chế tác động của CTTL đối với QN ở ĐVCS hiện nay.
    * Về thực tiễn
    Luận án đã chỉ ra thực trạng sự tác động, ảnh hưởng của CTTL, thực trạng và tổ chức thực nghiệm về phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS góp phần đề xuất các biện pháp tâm lý xã hội nâng cao kết quả phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS hiện nay.
    Các kết quả của công trình nghiên cứu này góp thêm một tài liệu tham khảo trong dạy học Tâm lý học quân sự ở các nhà trường quân đội, là một tài liệu quan trọng giúp cán bộ cơ sở tăng cường giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác trước sự phá hoại về chính trị tư tưởng và tâm lý của CNĐQ và các thế lực thù địch đối với cán bộ, chiến sĩ ở ĐVCS hiện nay, góp phần đánh bại mọi mưu toan phi chính trị hoá quân đội.
    8. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục.
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    1.1. Chủ nghĩa Mác - [B]Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh tư tưởng
    [B][I]1.1.1. Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh tư tưởng [/I]
    [I]Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin coi đấu tranh tư tưởng là mặt trận nóng bỏng của cuộc đấu tranh giai cấp, diễn ra gay go và quyết liệt. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát về sự thật hiển nhiên là mỗi giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống trị trước mình đều phải: “nhất thiết biểu hiện lợi ích của bản thân thành lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội , phải gắn cho những tư tưởng của bản thân mình một hình thức phổ biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó thành những tư tưởng duy nhất hợp lý, duy nhất có giá trị phổ biến” [58, tr.68]. Thực chất đó là sự phủ định hệ tư tưởng của giai cấp này đối với giai cấp khác khi có sự đối lập về lợi ích, đồng thời là sự bảo vệ, phát triển và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của hệ tư tưởng của giai cấp mình trong xã hội nhằm đấu tranh giành con tim, khối óc và phương hướng chính trị, giai cấp của con người.
    Trong “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, C.Mác viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [57, tr.580]. Như vậy, C.Mác rất coi trọng vai trò của đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, xem đấu tranh tư tưởng như “vũ khí phê phán” để chống lại những luận điệu vu khống của giai cấp tư sản đối với những người cộng sản về các vấn đề xã hội, chính trị, văn hoá, tinh thần, vạch trần bản chất bóc lột của giai cấp tư sản, tính chất phản động của tư tưởng tư sản, đưa tư tưởng XHCN vào đời sống


    [B]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [B]Tiếng Việt
    1. Ph.Ăngghen (1847), “Những người cộng sản và Cac Hainơtxen”, [I]C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.379-403.
    2. Nguyễn Phúc Ân (1994), [I]Một số khía cạnh tâm lý xã hội cần lưu ý đối với công tác lãnh đạo quản lý trong cơ chế thị trường, Nxb Trẻ.
    3. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), [I]Tài liệu học tập các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
    4. Võ Văn Bá (2001), “CTTL trong chiến tranh công nghệ cao”, [I]Thông tin chuyên đề, Tháng 7, Học viện Quốc phòng, Hà Nội, tr.21-29.
    5. Võ Văn Bá (2003), “Tác động của chiến tranh công nghệ cao đối với con người và CTTL”, [I]Tạp chí Thông tin Khoa học Quân sự (chuyên san), Tháng 6, tr.3-8.
    6. Dương Kiện Bân (2003), “Về lực lượng tâm lý chiến của quân đội Mỹ”, [I]Tạp chí Thông tin Khoa học Quân sự (chuyên san), Tháng 6, tr.27-29.
    7. Mai Hồng Bỉnh (Chủ biên, 2005), [I]Tăng cường công tác tư tưởng của Đảng trong quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, Nxb QĐND, Hà Nội.
    8. E.A.Capitônôv (2000), [I]Xã hội học thế kỷ XX lịch sử và công nghệ, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
    9. Hoàng Đình Châu (Chủ biên, 2002), Nguyễn Đình Gấm, Ngô Minh Tuấn, [I]Chiến tranh tâm lý và chống chiến tranh tâm lý, Nxb QĐND, Hà Nội.
    10. Hoàng Đình Châu (Chủ biên, 2003), [I]Lịch sử tâm lý học và tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội
    11. Hoàng Đình Châu (Chủ biên, 2005), [I]Tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội.
    12. Hoàng Đình Châu (2005), “Vấn đề đào tạo và rèn luyện người lính trong thời đại khoa học kỹ thuật”, [I]Tạp chí Tâm lý học, Số 5(74), tr.6-11.
    13. Hoàng Đình Châu (2008), [I]Những vấn đề tâm lý để phát huy nhân tố con người trong chiến tranh hiện đại, Nxb QĐND, Hà Nội.
    14. Cục Tư tưởng - Văn hoá (2006), [I]Tài liệu học tập chính trị của hạ sĩ quan binh sĩ, Tập A, Nxb QĐND, Hà Nội.
    15. Cục Tư tưởng - Văn hoá (2006), [I]Tài liệu học tập chính trị của hạ sĩ quan binh sĩ, Tập B, Nxb QĐND, Hà Nội.
    16. Cục Tuyên huấn (2008), [I]Tài liệu học tập chính trị của hạ sĩ quan binh sĩ năm 2008, Nxb QĐND, Hà Nội.
    17. Cao Cường (2003), “Chiến tranh tâm lý trong điều kiện công nghệ cao”, [I]Tạp chí Thông tin Khoa học Quân sự (chuyên san), Tháng 6, tr.13-17.
    18. Đinh Xuân Dũng (2004), “Xây dựng môi trường văn hoá vì sự phát triển của nhân cách và phẩm giá con người”, [I]Xây dựng môi trường văn hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Hà Nội, tr.21-46.
    19. Vũ Dũng (Chủ biên, 2000), [I]Tâm lý học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    20. Vũ Dũng (Chủ biên, 2008), [I]Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), “Phong trào công nhân” (Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương), [I]Văn kiện Đảng [I]toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà nội, 1998, tr.173-187.
    22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1931), “Đế quốc chủ nghĩa dùng gươm súng cưỡng bách người ta ra đầu thú để lừa dối quần chúng công nông, chúng ta phải kịch liệt tranh đấu để tỏ sức cách mạng”,[I] Văn kiện Đảng [I]toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tr.222-225.
    23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1931), “Thư gửi Đảng Cộng sản Đông Dương”,[I] Văn kiện Đảng [I]toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tr.341-374.
    24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1931), “Hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương”,[I] Văn kiện Đảng [I]toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tr.415-427.[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/I][/B][/B]
     
Đang tải...