Tiến Sĩ Cơ sở tâm lý của tính tích cực học tập ở học viên đào tạo sĩ quan quân đội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Cơ sở tâm lý của tính tích cực học tập ở học viên đào tạo sĩ quan quân đội
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân “cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở [22, tr.110], đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều nhân tố: nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, chất lượng đội ngũ giảng viên, học viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình dạy học - giáo dục Trong đó, nhân tố đóng vai trò quan trọng thuộc về học viên. Đặc biệt, khi học viên phát huy được vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vì vậy, Nghị quyết số 86/NQ - ĐUQSTƯ về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới cũng chỉ rõ là “Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn cho người học” [23, tr.21].
    Trong các nhà trường nói chung, các trường đào tạo SQQĐ nói riêng TTCHT là điều kiện giúp học viên vượt mọi khó khăn, thách thức trong quá trình đào tạo; vươn lên làm chủ tri thức, hình thành, củng cố kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ quân sự; biến các yêu cầu đòi hỏi của quân đội, của xã hội thành nhu cầu, động cơ tích cực phấn đấu vươn lên chiếm lĩnh mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Đồng thời, đó còn là điều kiện để học viên đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của nền kinh tế tri thức và sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Do vậy, nâng cao TTCHT vừa là mục đích vừa là phương tiện, điều kiện để đạt mục đích dạy học.
    Do vị trí, tầm quan trọng của nó, TTCHT đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, trên nhiều phương diện khác nhau: Triết học, Xã hội học, Giáo dục học, Sinh lý học Dưới góc độ Tâm lý học, TTCHT đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên nhiều hướng khác nhau và đã phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến TTC nhận thức, TTCHT của học sinh, sinh viên, TTC giảng dạy của giảng viên ngoài quân đội. Tuy nhiên, các nghiên cứu về TTCHT của học viên đào tạo SQQĐ chưa nhiều. Đặc biệt, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về các yếu tố tâm lý đóng vai trò là cơ sở tâm lý của TTCHT ở học viên đào tạo SQQĐ.
    Mặt khác, thực tế cho thấy, hiện nay phần lớn học viên đào tạo sĩ quan trong các nhà trường quân đội đã nêu cao TTCHT, rèn luyện nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, cũng còn không ít học viên xác định động cơ, trách nhiệm trong học tập, rèn luyện chưa tốt, còn ngại khó ngại khổ, học tập thụ động, cầm chừng, thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo; tư tưởng “trung bình chủ nghĩa”, “thực dụng” trong học tập, kết quả đạt được chưa cao. Cá biệt có học viên chưa an tâm tư tưởng học tập, phục vụ lâu dài trong quân đội Để khắc phục tình trạng trên, việc nghiên cứu cơ sở tâm lý của TTCHT là cần thiết, quan trọng để tìm ra hệ thống các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao TTCHT của học viên đào tạo SQQĐ, góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả quá trình giáo dục - đào tạo trong các nhà trường quân đội hiện nay.
    Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Cơ sở tâm lý của tính tích cực học tập ở học viên đào tạo sĩ quan quân đội” để nghiên cứu.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ cơ sở tâm lý của TTCHT ở học viên đào tạo SQQĐ, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm cơ bản nâng cao TTCHT của học viên đào tạo sĩ quan ở các học viện, nhà trường trong quân đội.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về TTCHT và chỉ ra các yếu tâm lý đóng vai trò là cơ sở tâm lý của TTCHT ở học viên đào tạo SQQĐ.
    - Chỉ ra đặc điểm HĐHT và các yếu tố khách quan tác động đến TTCHT của học viên đào tạo SQQĐ.
    - Khảo sát, đánh giá thực trạng các yếu tố tâm lý đóng vai trò là cơ sở tâm lý của TTCHT; các yếu tố khách quan tác động đến TTCHT của học viên đào tạo SQQĐ và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng.
    - Tổ chức TN tác động tâm lý sư phạm và đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm cơ bản nâng cao TTCHT của học viên đào tạo SQQĐ hiện nay.
    3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Cơ sở tâm lý của TTCHT.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Học viên đào tạo SQQĐ, giảng viên, cán bộ quản lý học viên.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu các thành phần tâm lý cấu thành TTCHT đóng vai trò là cơ sở tâm lý của TTCHT.
    Khảo sát 750 học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, 180 giảng viên, cán bộ quản lý học viên ở ba khối đào tạo: sĩ quan chỉ huy, SQCT và sĩ quan chỉ huy tham mưu hậu cần, kỹ thuật. Cụ thể là: Trường SQLQ2, Trường SQCT và Trường SQPB, thời gian từ 2005 đến năm 2009.
    5. Giả thuyết khoa học
    Cơ sở tâm lý của TTCHT ở học viên đào tạo SQQĐ là một cấu trúc tâm lý phức tạp, với các thành phần tâm lý cơ bản cấu thành, gồm: động lực học tập, kỹ năng học tập và ý chí học tập. Nếu chỉ ra được nội dung tâm lý của các thành phần cấu thành, các đặc điểm HĐHT và những yếu tố khách quan tác động đến TTCHT thì có thể đề ra các biện pháp tâm lý – sư phạm nâng cao được TTCHT của học viên đào tạo SQQĐ.
    6. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp luận
    Luận án được xây dựng trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề con người và động lực thúc đẩy hoạt động của con người; Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, của Đảng uỷ quân sự Trung ương về giáo dục - đào tạo SQQĐ, về TTC của con người nói chung và TTCHT của học sinh, sinh viên nói riêng. Đồng thời, luận án còn dựa vào các nguyên tắc phương pháp luận của Tâm lý học mácxít.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học và Tâm lý học quân sự, bao gồm:
    + Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    + Phương pháp quan sát
    + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
    + Phương pháp trò chuyện
    + Phương pháp phỏng vấn sâu
    + Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
    + Phương pháp chuyên gia
    + Phương pháp thực nghiệm
    + Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
    7. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
    7.1 Đóng góp về lý luận
    - Xây dựng được bộ khái niệm công cụ phục vụ cho nghiên cứu luận án, bao gồm: TTC, TTCHT, TTCHT của học viên đào tạo SQQĐ và cơ sở tâm lý của TTCHT ở học viên đào tạo SQQĐ. Trong đó, cơ sở tâm lý của TTCHT ở học viên đào tạo SQQĐ được hiểu: là hệ thống các thành phần tâm lý cấu thành TTCHT đóng vai trò là nền tảng và từ nền tảng đó TTCHT của học viên được hình thành, phát triển đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường quân đội.
    - Chỉ ra 3 thành phần tâm lý cơ bản cấu thành TTCHT với vai trò là cơ sở tâm lý của TTCHT ở học viên đào tạo SQQĐ, đó là: thành phần động lực học tập (nhu cầu, động cơ và sự sẵn sàng học tập); kỹ năng học tập (kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện các hành động học tập, kỹ năng xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập) và ý chí học tập (nỗ lực vượt qua các khó khăn trong học tập, chủ động lập kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch học tập, tự đánh giá, điều chỉnh hành vi học tập).
    [B][I]7.2. Đóng góp về thực tiễn [/I]
    Đề xuất 4 biện pháp tâm lý - sư phạm cơ bản nâng cao TTCHT của học viên đào tạo SQQĐ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, nhà trường trong quân đội hiện nay đó là: tăng cường giáo dục, xây dựng động cơ, mục đích học tập đúng đắn cho học viên; bồi dưỡng cho học viên nắm vững cách thức tiến hành các hành động học tập; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý học viên trong giáo dục, rèn luyện học viên; xây dựng môi trường sư phạm nhà trường và tập thể lớp học trong sạch, lành mạnh.
    Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giáo dục - đào tạo và quản lý ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
    [B]8. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm: phần mở đầu, 4 chương, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo.


    [B]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [B]Tiếng Việt
    1. Ackhanghenxki L.M. (1976), [I]Các bài giảng về lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm I, Hà Nội.
    2. Ackhanghenxki L. M. (chủ biên), (1983), [I]Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, NXB Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà nội.
    3. Vũ Ngọc Am (2004), [I]Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    4. Nguyễn Như An (1990), [I]Phương pháp dạy học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, Hà Nội.
    5. Aristova L. (1968), [I]Tích cực học tập của học sinh, Nxb Giáo dục Mátxcơva
    6. Ăngghen Ph. (1994), “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”, [I]C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    7. Ăngghen Ph.(1995), “Luận cương về Phoi ơ Bắc”, [I]C. Mác và Ph. Ăng ghen toàn tập, tập 3[I], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    8. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), [I]Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh [I]trong quá trình dạy học, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Hà Nội.
    9. Nguyễn Ngọc Bích (1998), [I]Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    10. Bộ tổng tham mưu, [I]Điều lệ công tác nhà trường (2000), NXB Quân đội nhân dân, Hà nội.
    11. Phan Văn Các (1998), “Một số vấn đề tâm lý học trong tư tưởng Khổng Tử”, [I]Tạp chí Tâm lý học, (2), tr.8-13.
    12. Hoàng Đình Châu (chủ biên), (2005), [I]Tâm lý học quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    13. Đỗ Thị Coỏng (2003), “Nâng cao tính tự giác, tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên”, [I]Tạp chí Tâm lý học, (3), tr.60-63.
    14. Đỗ Thị Coỏng (2003), “Tính tích cực học tập và vấn đề tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên”, [I]Tạp chí Tâm lý học, (6), tr.58-61.
    15. Đỗ Thị Coỏng (2004), [I]Nghiên cứu tính tích cực học tập môn Tâm lý học của sinh viên đại học sư phạm Hải Phòng, luận án tiến sĩ Tâm lý học, Đại học sư phạm Hà nội, Hà Nội.
    16. Covaliov A.G.(1971), [I]Tâm lý học cá nhân, Tập 1,2,3, NXB Giáo dục, Hà Nội
    17. Cruchetxki V.A. (1981), [I]Những cơ sở của Tâm lý học sư phạm, tập 1, 2 Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    18. Cục nhà trường, Bộ tổng tham mưu (2008), [I]Báo cáo sơ kết 01 năm triển khai thực hiện nghị quyết số 86 của ĐUQSTW về công tác giáo dục – đào tạo trong tình hình mới, Hà nội
    19. Didaran I.A (1988), [I]Phạm trù tính tích cực và vai trò của nó trong hệ thống kiến thức Tâm lý học, trích sách các phạm trù của phép biện chứng duy vật trong triết học, Nxb Matxcơva (tiếng Nga).
    20. Vũ Dũng (2000), [I]Từ điển Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội & nhân văn, Hà Nội.
    21. Vũ dũng (chủ biên),(2008), [I]Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển bách khoa, Hà nội.
    22. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), [I]Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    23. Đảng uỷ quân sự trung ương (2007), [I]Nghị quyết về công tác giáo dục – đào tạo trong tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội.
    24. Vũ Văn Đức (2007), “Một số vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường quân đội hiện nay”, [I]Tạp chí nhà trường quân đội, số 6.
    25. Nguyễn Văn Giao (2002), [I]Những điều kiện tâm lý nâng cao chất lượng thực hành bay của học viên đào tạo phi công phản lực chiến đấu, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/B][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...