Thạc Sĩ Cơ sở suy diễn với kết quả đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Cơ sở suy diễn với kết quả đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . i
    LỜI CẢM ƠN iv
    DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT V
    DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG . VI
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1- VỀ TRI THỨC VÀ CÔNG NGHỆ TRI THỨC 4
    1.1. Các loại tri thức 4
    1.1.1. Một số khái niệm . 4
    1.1.2. Phân loại tri thức theo hiện đại 12
    1. 2. Thể hiện tri thức 13
    1.2.1 Cú pháp và ngữ nghĩa của logic mệnh đề 16
    1.2.2 Dạng chuẩn tắc 20
    1.2.3 Luật suy luận . 23
    1.2.4. Tiên đề định lý chứng minh. 24
    1.2.5. Phương pháp chứng minh bác bỏ . 25
    1.3. Công nghệ tri thức . 26
    1.3.1. Xử lý tri thức 26
    1.3.2. Xử lý tri thức bằng luật . 26
    1.3.3. Xử lý tri thức bằng các luật có dùng biến . 29
    1.3.4. Xử lý tri thức bằng lập luận . 30
    1.3.5. Xử lý tri thức dựa vào các loại lập luận . 30
    1.3.6. Xử lý tri thức bằng thuật toán Robinson. 36
    1.4. Kết luận 38
    Chương 2 – CÔNG CỤ XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ SUY DIỄN 39
    2.1. Suy diễn trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS ACCESS 39
    2.2. Phần mềm DLQ 2.3 40
    2.2.1. Giới thiệu về DLQ 2.3 40
    2.2.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm . 41
    2.3. Thí dụ 42
    2.3.1. Tạo cơ sở quan hệ Giapha 42
    2.3.2. Sử dụng phần mềm DQL . 44
    2.3.4. Tạo cơ sở dữ liệu Datalog 44
    2.3.5. Viết chương trình Datalog . 45
    2.4. Khai thác chương trình Datalog 47
    2.5. Kết luận 54
    Chương 3 – SUY DIỄN VỚI KẾT QUẢ ĐÀO TẠO 55
    3.1. Giới thiệu về cơ sở đào tạo . 55
    3.1.1. Giới thiệu chung . 56
    3.1.2. Công tác đào tạo . 58
    3.2. Vấn đề cần giải quyết . 60
    3.2.1. Cơ sở dữ liệu về kết quả học tập . 60
    3.2.2. Một số luật suy diễn 64
    3.4. Kết luận 67
    KẾT LUẬN . 68
    Một số vấn đề đã giải quyết 68
    Phương hướng tiếp tục nghiên cứu 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong Thế kỷ thứ 21, xã hội con người thực hiện cuộc cách mạng về
    thông tin, sau cách mạng xanh và cách mạng cơ khí. Tri thức được đánh giá
    như là quyền lực và tiền bạc. Xã hội cũng dần chuyển sang xã hội tri thức, tức
    các sản phẩm quốc dân có hàm lượng tri thức cao. Từ năm 1964, người ta đã
    dự đoán xu thế ứng dụng tri thức trong các ngành Kinh tế quốc dân.
    Công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu và tri thức. Bên
    cạnh công nghệ phần mềm là công nghệ tri thức. Công nghệ tri thức được
    nghiên cứu nhằm tích lũy tri thức của chuyên gia, làm máy tính thực hiện
    những chức năng thông minh như người, đồng thời làm con người cũng tự
    nâng cao bản thân.
    Trong hệ thống đào tạo Đại học và sau Đại học về Công nghệ thông tin,
    các chủ đề về Trí tuệ nhân tạo, hệ chuyên gia, dịch tự động đều liên quan
    đến tri thức. Nhiều ứng dụng về Công nghệ thông tin đã và đang sử dụng tri
    thức như dữ liệu meta, điều khiển quá trình xử lý dữ liệu. Trong chương trình
    đào tạo học viên sư phạm tại trường Cao đẳng sư phạm Yên bái, tri thức là
    chủ đề được quan tâm. Tri thức và xử lí tri thức không những chỉ có trong các
    môn học mà còn có trong các hoạt động quản lí và công tác dạy và học. Việc
    sử dụng các phần mềm thu thập, xử lí dữ liệu, tri thức là cần thiết.
    Hiện nay trong nhiều cơ sở đào tạo có nhiều phần mềm cho phép xử lý
    dữ liệu. Những dữ liệu liên quan đến công tác đào tạo gồm: Các kết quả dạy
    và học, những học liệu điện tử, các giáo trình số hóa ngày càng nhiều, cần
    được xử lý một cách khoa học.
    Việc lập luận trên các dữ liệu và tri thức đã và đang trợ giúp lãnh đạo
    nhà trường trong công tác hoạch định chính sách lâu dài, cũng như quyết định
    các nhiệm vụ tác nghiệp ngắn hạn. Một trong những việc làm liên quan đến xử
    lí dữ liệu và tri thức là suy diễn trên kết quả học tập và tu dưỡng của học viên,
    sinh viên.
    Đáp ứng nhu cầu này, những tri thức hỗ trợ việc xử lý dữ liệu là cần
    thiết. Do vậy tôi chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp cao học là “Cơ sở dữ liệu
    suy diễn với kết quả đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái”.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Khoa học xử lý dữ liệu
    - Khoa học xử lý tri thức
    - Sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu và tri thức trong công tác quản lý đào
    tạo tại đơn vị.
    Hướng nghiên cứu của đề tài
    Công nghệ tri thức và xử lý tri thức trong các hệ thống cơ sở dữ liệu
    Những nội dung nghiên cứu chính
    - Tìm hiểu về tri thức và thể hiện tri thức trong cơ sở dữ liệu;
    - Tích hợp xử lý dữ liệu và xử lý tri thức trong cơ thể dữ liệu;
    - Thử nghiệm sử dụng các luật trong hệ thống dữ liệu;
    - Ứng dụng với bài toán của đơn vị công tác.
    Phương pháp nghiên cứu
    - Thu thập dữ liệu
    - Tìm hiểu vấn đề
    - Thử nghiệm
    - Viết báo cáo
    Ý nghĩa khoa học của đề tài
    - Áp dụng tri thức trong hệ thống cơ sở dữ liệu
    - Ứng dụng thực tế
    Kết cấu của luận văn
     Chương 1: Trình bày về tri thức và vai trò của tri thức trong công
    tác quản lí, đào tạo;
     Chương 2: Nêu một số khía cạnh liên quan đến tổ chức dữ liệu và
    tri thức, hỗ trợ công tác đào tạo tại trường cao đẳng sư phạm Yên
    Bái;
     Chương 3: Thể hiện lại các kết quả suy diễn với dữ liệu về kết
    quả học tập của sinh viên, học viên;
     Phần cuối luận văn là kết luận và danh sách các tài liệu tham
    khảo, sử dụng trong quá trình chuẩn bị luận văn.

    Chương 1 -VỀ TRI THỨC VÀ CÔNG NGHỆ TRI THỨC
    Chương 1 trình bày một số khái niệm liên quan đến tri thức và thể hiện
    tri thức. Cuối chương là giới thiệu về công nghệ tri thức.
    1.1. Các loại tri thức
    1.1.1. Một số khái niệm
    Tri thức là: Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng
    khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải
    nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết
    hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó; là những
    gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng
    thể; các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có
    được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
    Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được
    mọi người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học thuyết,
    các lý luận khác nhau về tri thức. Tri thức giành được thông qua các quá trình
    nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình
    giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này.
    Tri thức có hai dạng tồn tại chính là: Tri thức ẩn và tri thức hiện Tri
    thức hiện là những tri thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài
    liệu, âm thanh, phim, ảnh, thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời,
    nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện
    khác. Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao,
    thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Đỗ Trung Tuấn, Hệ chuyên gia, Nxb. Giáo dục, 1998
    [2]. Nguyễn Thanh Thuỷ, Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng, Nxb. Giáo dục, 2004
    [3]. Bộ GD ĐT, Quyết định 25/ 2006/ QĐ GDDT, 2006
    [4]. Đỗ Trung Tuấn, Trí tuệ nhân tạo, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
    [5]. http:// vi.wikipedia.org/wiki/Tri_thức, 2011
    [6]. http://dictionary.reference.com/browse/knowledge, 2011
    [7]. http://ua.linkedin.com/pub/dmitry-letuchy/29/47a/227, 2011
    [8]. http://www.datalab.kharcov.ua, 2010
    [9]. Nguyễn Thị Thu Hiền, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự
    nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
    [10]. Phan Huy Khánh, Lập trình logic trong Prolog, Nxb. Đà Nẵng, 2008
    [11]. Ullman F., Nguyên lý các hệ cơ sở dữ liệu và tri thức, Nxb. Thống kê,
    Tập1, 2, 3. Bản dịch của Trần Đức Quang, Cadasa, 1998
    [12]. Vũ Đức Thi, Cơ sở dữ liệu, Nxb. Thống kê, 2004
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...