Luận Văn Cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
    Giới thiệu chung

    Lời mở đầu
    I. DIỄN BIẾN CUỘC TRANH CHẤP

    1. Trước thời Pháp thuộcã
    2. Thời Pháp thuộc
    3. Sau thời Pháp thuộc
    II. LẬP LUẬN CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
    1. Chủ quyền lịch sử
    1.1. Sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ theo luật quốc tế.
    1.2. Chủ quyền lịch sử của Việt Nam
    1.3. Chủ quyền lịch sử viện dẫn bởi Trung Quốc
    1.3.1. Quyền khám phá
    1.3.2 Hành xử chủ quyền
    2. Hiệp ước 1887
    2.1. Xét sát nghĩa lời văn bản Hiệp ước
    2.2. Xét toàn bộ bản Hiệp ước
    2.3. Mục đích của Hiệp ước 1887
    3. Những lời tuyên bố của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    III. KẾT LUẬN
    Khu vực Đông Á và Đông Nam Á hiện nay được coi là những khu vực phát triển năng động nhất thế giới, với những quốc gia đựơc mệnh danh là “ con rồng”, “ con hổ “ của nền kinh tế mới, các quốc gia trong khu vực đang ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình trên trường quốc tế . Nhìn toàn cảnh một cách chung nhất thì đây là khu vực phát triển ổn định, các quốc gia có mối quan hệ tốt với nhau trên quan điểm bình đẳng, có lợi cùng phát triển . Tuy nhiên, đấy chỉ là bề ngoài, là mặt nổi của tảng băng chìm, Đông Á và Đông Nam Á hiện vẫn còn những bất đồng, tranh chấp tồn tại hàng thập kỉ nay chưa được giải quyết. mặc dù chưa tới mức dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp nhưng các vấn đề bất đồng vẫn luôn luôn âm ỉ như thùng thuốc súng có thể phát nổ bất kì lúc nào. Một trong những vấn đề cụ thể và thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các quốc gia trong khu vực và thế giới hiện nay là vấn đè chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa. Cuộc tranh chấp đã kéo dài gần một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, và ngày càng trầm trọng hơn, đang là mối đe doạ cho hoà bình ở vùng Đông Nam Á.
    Khi thì bùng nổ, khi thì lắng dịu, cuộc tranh chấp này mang mọi hình thức đấu tranh, từ đấu tranh chính trị, ngoại giao đến đấu tranh vũ lực. Các quốc gia tranh chấp cũng thay đổi tuỳ theo thời cuộc. Lúc đầu chỉ có Pháp và Trung Hoa, tiếp sau đó, Nhật Bản và Philippin cũng nhảy vào đòi quyền lợi. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bại trận rút lui khỏi cuộc tranh chấp, Pháp rời Đông Dương, Trung Hoa thay đổi chính quyền, thì các quốc gia và vùng lãnh thổ tranh chấp gồm Việt Nam Cộng hoà, Trung Quốc, Đài Loan và Philippin. Sau khi Việt Nam thống nhất thì cuộc tranh chấp tiếp diễn giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với ba quốc gia và vùng lãnh thổ kia. Kể từ khi “Luật Biển mới” ra đời, tầm quan trọng của 2 quần đảo tăng thêm, thì số quốc gia tranh chấp cũng tăng theo. Malaixia và Brunây cũng đòi quyền lợi trên quần đảo Trường Sa. Với Công ước Luật Biển mới, quốc gia nào nắm những quần đảo này không những được hưởng lãnh hải quanh đảo mà cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quanh quần đảo. Tuy nhiên, vấn đề phân chia lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia hiện vẫn chưa thực hiện được khi chưa biết hai quần đảo này thuộc về ai. Vì vậy, vấn đề xác định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng quan trọng.
    Chính vì lý do ấy mà hiện nay Việt Nam đang có gắng tập hợp tài liệu lịch sử, pháp lý tìm cách chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo này cho những quốc gia tranh chấp cũng như cộng đồng Quốc tế biết. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, trước tiên chúng ta hãy cùng nhìn lại sơ lược những tranh chấp qua các thời kỳ lịch sử :
    I. DIỄN BIẾN CUỘC TRANH CHẤP
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...