Tiểu Luận Cơ sở pháp lý trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Liên minh châu Âu theo cơ chế cộng đồng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở pháp lý trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Liên minh châu Âu theo cơ chế cộng đồng
    Liên minh châu Âu EU là một mô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ và là mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay. Ở EU có sự kết hợp giữa mô hình của tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và nhà nước liên bang. Mô hình tổ chức như vậy đòi hỏi EU cần có một cơ chế xây dựng và thực thi pháp luật Liên minh châu Âu phù hợp với hình thức tổ chức của mình, đảm bảo sự hài hoà và thống nhất giữa EU và các nước thành viên. Hiện nay, cơ chế cộng đồng là cách thức mà EU áp dụng để đảm bảo thực thi pháp luật Liên minh châu Âu.
    ***
    1. Cơ sở pháp lý trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Liên minh châu Âu theo cơ chế cộng đồng:
    Xét về tổng thể, EU được hình thành và phát triển dựa trên 3 trụ cột lớn: Trụ cột Cộng đồng kinh tế, Trụ cột tư pháp nội vụ và Trụ cột an ninh đối ngoại, dựa trên sự liên kết là luật gốc và luật phái sinh của EU. Các quốc gia và chính EU hoạt động dựa trên cơ sở nguồn luật này, và cơ bản, những vấn đề các quốc gia không tự mình làm được hoặc tự mình làm không có hiệu quả, EU sẽ thống nhất các quốc gia trong việc thực hiện, và ngược lại, các quốc gia thực hiện những công việc mà họ tự mình thực hiện tốt được, tuy nhiên, trên cơ sở pháp luật Liên minh châu Âu. Do vậy, “cơ chế cộng đồng” là biện pháp hữu hiệu trong đảm bảo thực thi pháp luật Liên minh châu Âu hiệu quả và phù hợp nhất. Đây chính là nội dung chính của cơ chế cộng đồng trong Liên minh châu Âu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...