Báo Cáo Cơ sở pháp lý của việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán- kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦUTheo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), chuẩn mực kiểm toán là những văn kiện mô tả các nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và xử lý mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán mà trong quá trình hành nghề, kiểm toán viên bắt buộc phải tuân theo.
    Trong hơn 10 năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, cải cách hệ thống kế toán, Nhà nước ta đã và đang tạo dựng môi trường, khuôn khổ pháp lý đầu tiên về kiểm toán. Hoạt động kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ ở Việt Nam (VN) đã hình thành và dần dần có vị trí trong nền kinh tế quốc dân.
    Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán muốn phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng cần phải có một hệ thống chuẩn mực kiểm toán mẫu mực làm nền tảng, cơ sở cho sự phát triển ấy. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán không chỉ là căn cứ tiến hành các hoạt động kiểm toán, mà còn là căn cứ xác định các mối quan hệ nhân quả giữa kết quả kiểm toán và việc sử dụng kết quả kiểm toán, giữa kiểm toán viên với các bên hữu quan. Có hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới xác lập được mô hình, nội dung đào tạo và thước đo chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên- là nhân tố quan trọng của hoạt động kiểm toán.
    Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống chuẩn mực kiểm toán đối với các hoạt động kiểm toán, đồng thời xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ngành kiểm toán ở VN và trên thế giới, em mạnh dạn chọn đề tài: “Cơ sở pháp lý của việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán- kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn VN” làm đề án môn học chuyên ngành.
    Đề tài được chia làm 2 phần:
    Phần I: Khái quát về xây dựng chuẩn mực kiểm toán
    Phần II: Thực trạng và tồn tại của việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    NỘI DUNG 2
    Phần I. Khái quát về xây dựng chuẩn mực kiểm toán 21.1 Chuẩn mực kiểm toán và vai trò của chuẩn mực kiểm toán 2
    1.2 Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng chuẩn mực kiểm toán 3
    1.3 Cơ sở xây dựng chuẩn mực kiểm toán 3
    1.4 Mục đích của việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán 4
    Phần II. Thực trạng và tồn tại của việc xây dựng chuẩn mực
    Kiểm toán 8
    2.1 Mô hình thiết lập chuẩn mực kiểm toán quốc gia tại các nước
    phát triển 8
    2.2 Những tồn tại và hạn chế của Pháp lệnh kế toán 16
    2.3 Sự cần thiết khách quan phải xây dựng chuẩn mực kiểm toán 18
    2.4 Phương hướng xây dựng hệ thống CMKTVN trong giai đoạn hiện nay 20
    2.5. Xây dựng và công bố chuẩn mực kiểm toán quốc gia tạiViệt Nam 302.6. Một số suy nghĩ trong việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán 33
    KẾT LUẬN 35
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...