Luận Văn Cơ sở pháp lý của hoạt động đấu thầu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Cơ sở pháp lý của hoạt động đấu thầu

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU 4
    1. 1. Khái niệm đấu thầu, hoạt động đấu thầu .4
    1.1.1. Khái niệm về đấu thầu 4
    1.1.2. Khái niệm về hoạt động đấu thầu 4
    1.2. Phân biệt giữa đấu thầu và đấu giá .5
    1.2.1. Hoạt động mua hay bán 5
    1.2.2. Về đối tượng mua và bán 6
    1.2.3. Xét trên giác độ giá cả 6
    1.2.4. Đặt cọc tham dự mua và bán 6
    1.3. Đặc điểm của hoạt động đấu thầu 6
    1.4. Chủ thể của hoạt động đấu thầu .7
    1.5. Vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đấu thầu .7
    1.6. Mục tiêu của hoạt động đấu thầu .9
    1.6.1. Các mục tiêu chung của công tác đấu thầu 9
    1.6.1.1. Các mục tiêu căn bản 9
    1.6.1.2. Các mục tiêu khác của công tác đấu thầu 10
    1.6.2. Các mục tiêu cơ bản của công tác đấu thầu của Việt Nam 11
    1.6.2.1. Tăng cường cạnh tranh trong đấu thầu .11
    1.6.2.2. Thống nhất quản lý việc chi tiêu sử dụng tiền của Nhà nước .11
    1.6.2.3. Công khai, minh bạch trong đấu thầu .12
    1.6.2.4. Đảm bảo công bằng trong đấu thầu 13
    1.6.2.5. Bảo đảm hiệu quả của công tác đấu thầu 13
    1.6.2.6 Phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu 14
    1. 7. Tính tất yếu của hoạt động đấu thầu .14
    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU .17
    2.1. Phương pháp đấu thầu 17
    2.1.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu .17
    2.1.2. Mua sắm trực tiếp .19
    2.1.3. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa .19
    2.1.4. Tự thực hiện .19
    2.1.5. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt .20
    2.2. Phương thức đấu thầu .20
    2.2.1. Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ 20
    2.2.2. Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ .20
    2.2.3. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn 20
    2.3. Hợp đồng đấu thầu 21
    2.3.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng 21
    2.3.2. Hình thức hợp đồng 21
    2.3.2.1. Hình thức hợp đồng trọn gói .21
    2.3.2.2. Hình thức hợp đồng theo đơn giá 22
    2.3.2.3. Hình thức hợp đồng theo thời gian .23
    2.3.2.4. Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm 24
    2.3.2.5. Hợp đồng chung 24
    2.3.3. Điều chỉnh hợp đồng .24
    2.3.4. Thành phần hợp đồng 25
    2.3.5. Thanh toán, giám sát, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng 25
    2.3.5.1. Thanh toán hợp đồng 25
    2.3.5.2. Giám sát thực hiện hợp đồng 26
    2.3.5.3. Nghiệm thu hợp đồng 27
    2.3.5.4. Thanh lý hợp đồng 27
    2.4. Kế hoạch đấu thầu .27
    2.4.1. Nguyên tắc lập kế hoạch đấu thầu .27
    2.4.2. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu 28
    2.4.3. Nội dung kế hoạch đấu thầu 28
    2.4.4. Trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu .29
    2.4.4.1. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu 29
    2.4.4.2. Thẩm định kế hoạch đấu thầu 30
    2.4.4.3. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu .30
    2.5. Quy trình đấu thầu 30
    2.5.1. Chuẩn bị đấu thầu 31
    2.5.1.1. Sơ tuyển nhà thầu .31
    2.5.1.2. Lập hồ sơ mời thầu 32
    2.5.1.3. Mời thầu 37
    2.5.2. Tổ chức đấu thầu 39
    2.5.2.1. Phát hành hồ sơ mời thầu 39
    2.5.2.2. Làm rõ hồ sơ mời thầu .39
    2.5.2.3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu 40
    2.5.2.4. Mở thầu .40
    2.5.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu 41
    2.5.3.1. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu 41
    2.5.3.2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu 42
    2.5.5. Làm rõ hồ sơ dự thầu .44
    2.5.6. Xét duyệt trúng thầu .44
    2.6. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu,
    thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng 44
    2.6.1. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu .44
    2.6.2. Phê duyệt kết quả đấu thầu 46
    2.6.3. Thông báo kết quả đấu thầu .47
    2.6.4. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng .47
    2.7. Trách nhiệm pháp lý của các bên trong hoạt động đấu thầu 49
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ GIẢI PHÁP
    HOÀN THIỆN .53
    3.1. Đánh giá công tác đấu thầu trong thời gian qua và sự cần thiết ban hành
    Luật đấu thầu 53
    3.2. Những hạn chế, tồn tại trong Luật đấu thầu 54
    3.2.1. Những điểm khác biệt giữa Luật đấu thầu trong nước và Luật đấu
    thầu thế giới 54
    3.2.2. Hạn chế, tồn tại và những biện pháp khắc phục .56
    3.3. Thực trạng hoạt động đấu thầu ở Việt Nam hiện nay .60
    3.3.1 Tầm quan trọng của đấu thầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế kinh tế
    quốc tế .60
    3.3.2 Hạn chế của hoạt động đấu thầu trong thực tiễn .61
    3.4. Những biện pháp khắc phục hạn chế của hoạt động đấu thầu 63
    KẾT LUẬN 68

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài.


    Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Việt Nam chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế. Nền kinh tế đất nước phát triển sẽ kéo theo nhu cầu của đất nước ngày càng tăng, một đất nước có nhu càu cao thì có nghĩa là hoạt động mua sắm công cũng rất phát triển. Và một hoạt động cùng song song phát triển với hoạt động mua sắm công chính là hoạt động đấu thầu.


    Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung-cầu, quy luật giá cả - giá trị. Thông qua hoạt động đấu thầu, những người mua (bên mời thầu) có nhiều cơ hội để lựa chọn những người bán phù họp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất, xứng với giá trị của đồng tiền mả người mua sẵn sàng bỏ ra. Đồng thời những người bán (nhà thầu) có nhiều cơ hội để canh tranh nhằm đạt được các hợp đồng, có thể cung cấp các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức mà mình có hoặc các dịch vụ mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.


    Hoạt động đấu thầu được áp dụng vào Việt Nam trong khoảng thời gian trên 10 năm trở lại đây, kể từ khi hoạt động viện trợ của các định chế tài chính được nối lại. Thông qua đấu thầu, các chủ đầu tư đã lựa chọn được những nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu lảm thay đổi diện mạo kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của đất nước. Hàng loạt các con đường, cây cầu, bến cảng, sân bay, nhà máy điện, xi măng, các công trình cấp nước, thoát nước, dầu khí . đã được xây dựng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu trong nước từ khi chỉ làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài đến nay đã lớn manh cỏ thể tham gia đấu thầu canh tranh bình đẳng với nhà thầu nước ngoài để dành được các họp đồng lớn. Ngoài ra, các chủ đầu tư, bên mời thầu đã được tăng cường rất nhiều về năng lực, từ chỗ hiểu đấu thầu còn mơ hồ đến nay đã có thể thực hiện công tác đấu thầu thuần thục.


    - Có thể nói trong giai đoạn hiện nay hoạt động đấu thầu là hoạt động có vai trò quan trọng và đặc biệt không thể thiếu được trong nền kinh tế hội nhập. Và để tạo ra sự canh tranh trong hoạt động đấu thầu nhà nước đã có nhiều biện pháp tiến hành, nhưng một biện pháp hiệu quả nhất là nhà nước đã ban hành các văn bản như là Luật Đấu thầu được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005, Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định 58) làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu.

    Hoạt động này của Nhà nước rất phù hợp với yêu cầu hiện nay của ngành đấu thầu nói riêng và của xu hướng phát triển kinh tế nói chung. Chế độ đấu thầu cho các nhà đầu tư ừong nước và quốc tế tham gia vào đầu tư, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đấu thầu. Chế độ đấu thầu đã quy định hoạt động tổ chức lựa chọn nhà thầu, tham gia đấu thầu. Nhà thầu được chọn phải là nhà thầu tiêu biểu nhất, đáp ứng tốt nhất nhu càu của bên mời thầu. Như vậy chế độ đấu thầu đã tạo ra được tính cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, đem lại ích cho hoạt động kinh tế, đem lại lợi ích cho sản xuất, cho xã hội, hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.


    Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đấu thầu và để cho họat động đấu thầu có cái nhìn hoàn thiện hơn, bằng kiến thức học tập ở nhà trường cùng với những kiến thức qua quá trình tìm hiểu người viết đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài cơ sở pháp lý của hoạt động đấu thầu và đó cũng là đề tài mà người viết chọn để làm luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Mục tiêu nghiên cứu.


    Việc xác định rõ mục đích nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những định hướng vững chắc cho quá trình thực hiện đề tài, đồng thời làm cho việc thực hiện đề tài không đi lệch khỏi những định hướng đã chọn. Với đề tài này người viết đã nghiên cứu về những cơ sở pháp lý về hoạt động đấu thầu để từ đó có những nhận xét nhằm đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật và thực tiễn. Trong đề tài người viết đã đi vào làm rõ những vấn đề sau:


    - Làm rõ hơn về hoạt động đấu thầu ở nước ta hiện nay, đặc biệt là nêu lên được tàm quan trọng cũng như vai trò của hoạt động đấu thầu đối với nền kinh tế. Từ đó có thể tạo được sự chú ý của mọi người hơn về hoạt động này.


    - Làm rõ hơn về những quy định của pháp luật về hoạt động đấu thầu, chủ yếu nghiên cứu về quy trình thực hiện đấu thầu. Để cho mọi người hiểu thêm về cách thức và thủ tục thực hiện, từ đó hạn chế được những nhược điểm trong quá trinh đấu thầu.


    - Làm rõ hơn về vai trò của Luật Đấu thầu đối với hoạt động đấu thầu, từ đó nêu ra những mặt tiêu cực, tích cực và đề ra những kiến nghị nhằm làm hoàn thiện hơn về Luật và thực tiễn hoạt động đấu thầu.


    - Làm rõ thực trạng của hoạt động đấu thầu đã và đang diễn ra, bên cạnh đó cũng đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt tiến bộ.


    3. Phạm vi nghiên cứu.


    Việc làm rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong yiệc nêu rõ những nội dung cơ bản của đề tài, đồng thời còn xác định được khuynh hướng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. Trong đề tài người viết đi sâu nghiên cứu những quy định của luật về hoạt động đấu thầu, mà chủ yếu là về hoạt động đấu thầu xây lắp.

    4. Phương pháp nghiên cứu.


    Để thực hiện đề tài nghiên cứu người viết đã sử dụng các phương pháp truyền thống đó là những phương pháp sau:


    + Phương pháp phân tích luật viết.


    + Phương pháp tổng hợp.


    + Phương pháp so sánh kết họp lý luận với thực tiễn.


    + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin dựa trên những qui định của pháp luật và các sách báo, tạp chí, internet .


    5. Cơ cấu của luận văn.


    ♦ Lời nói đầu.


    ♦ Phần nội dung: gồm 3 chương


    Chương 1: Khái quát về hoạt động đấu thầu


    Chương 2: Cơ sở pháp lí của hoạt động đấu thầu


    Chương 3: Thực trạng hoạt động đấu thầu và biện pháp hoàn thiện


    ♦ Kết luận


    Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian có hạn, kiến thức và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế của một sinh viên, luận văn chắc chắn sẽ bộc lộ nhiều thiếu sót và hạn chế. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn.


    Để hoàn thành bài luận vãn này, người viết xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Luật trường Đại học cần thơ đã giảng dạy truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập và đặc biệt cảm ơn cô Phạm Mai Phương đã tận tình hướng dẫn người viết trong suốt quá trình làm luận văn, giúp người viết có những hiểu biết nhất định để hoàn thiện luận văn này.


    Xin chân thành cảm ơn!




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...