Luận Văn Cơ sở pháp lý của dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã qua một
    chặng đường 20 năm. Xã hội đã chuyển mình trên con đường đổi mới và
    dân chủ với những thành tựu đạt được rõ rệt trong các lĩnh vực kinh tế,
    chính trị, xã hội, tư tưởng và văn hóa. Thực tiễn của đổi mới và dân chủ đã
    cho chúng ta những kinh nghiệm và bài học bổ ích.
    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI mở ra thời kỳ đổi mới đất
    nước. Đối với sự nghiệp dân chủ, thì đây là một mốc son đưa sự nghiệp
    dân chủ của cách mạng nước ta vào chiều sâu, thành thể chế mà trước hết
    là các thể chế kinh tế, đưa ra cách tiếp cận mới thực tiễn hơn, biện chứng
    hơn về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Có thể
    nói, từ sau Đại hội VI của Đảng đến nay, tổ chức và hoạt động của Quốc
    hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã đổi mới thực sự, đáp ứng yêu cầu
    tình hình mới của đất nước. Tuy nhiên, hình thức dân chủ trực tiếp chưa
    được quan tâm đúng mức, mặc dù nó cũng được đề cập nhiều trong các
    Nghị quyết của Đảng và trong Hiến pháp, pháp luật, song vẫn thiếu
    những thiết chế bảo đảm thực hiện trên thực tế. Phát huy quyền làm chủ
    của nhân dân là vấn đề thuộc bản chất của Nhà nước và chế độ ta. Thực
    hiện dân chủ trực tiếp đồng thời không ngừng hoàn thiện dân chủ đại diện
    mới giữ vững được bản chất giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước ta. Nếu
    không có thiết chế dân chủ trực tiếp, nhất là khi thiết chế dân chủ đại diện
    chưa hoàn thiện thì các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức dễ mắc bệnh
    quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi. Thiết chế dân chủ trực tiếp
    được phát huy sẽ tạo nên cơ chế đối trọng và hệ thống kiểm tra, giám sát
    với dân chủ đại diện, với những tật xấu cố hữu của bộ máy nhà nước là
    độc đoán, chuyên quyền, đặc quyền, đặc lợi . Thông qua các thiết chế
    dân chủ trực tiếp, hoạt động của bộ máy nhà nước được kiểm tra, giám sát
    một cách hữu hiệu. Các hình thức dân chủ trực tiếp được sử dụng sẽ tạo
    nên ý thức chính trị tích cực cũng như trách nhiệm xã hội của mỗi người
    dân được nâng cao; khắc phục thói quen chờ đợi, ỷ lại người khác, đồng
    thời phát huy truyền thống tương thân, tương ái, thương yêu giúp đỡ lẫn
    nhau; tạo mối quan hệ đoàn kết khăng khít giữa Đảng, Nhà nước với nhân
    dân. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện đều là hình thức thực hiện
    quyền làm chủ của nhân dân nhưng chúng có phương thức và cơ chế thực
    hiện khác nhau, có những mặt mạnh, mặt hạn chế riêng. Dân chủ đại diện
    dễ tổ chức thực hiện, dễ tập trung thống nhất, nhưng khó bao quát hết
    thực tiễn đời sống cũng như ý chí của nhân dân. Trái lại, dân chủ trực
    tiếp, về mặt kỹ thuật cũng như thực tiễn khó tổ chức thực hiện, khó phản
    2
    ánh ý kiến một cách tập trung nhưng lại bao quát được mọi khía cạnh của
    thực tiễn đời sống, cũng như ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy,
    mỗi hình thức dân chủ có vị trí, vai trò nhất định, cần kết hợp, bổ sung
    cho nhau, không thể coi nhẹ hình thức này hay hình thức kia. Nếu chỉ coi
    trọng dân chủ đại diện thì dễ dẫn đến sự tuỳ tiện, lộng quyền, nếu chỉ coi
    trọng dân chủ trực tiếp thì dễ dẫn đến tình trạng buông lỏng kỷ cương
    phép nước.
    Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước một mặt tiếp tục hoàn thiện chế độ
    bầu cử nhằm tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào quá trình bầu
    cử bảo đảm cho nhân dân lựa chọn được những người đại diện có đủ phẩm
    chất, năng lực thực hiện quyền lập pháp; đồng thời tiếp tục hoàn thiện tổ chức
    và hoạt động của các cơ quan dân cử, xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu bảo
    đảm cho các cơ quan dân cử phát huy vai trò của mình. Mở rộng và chủ động
    tạo ra cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp. Vì thế, việc nghiên cứu cơ sở pháp lý
    của dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và
    thực tiễn nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân
    trong thời kỳ mới. Với vai trò và ý nghĩa quan trọng của hình thức dân chủ
    trực tiếp như vậy, tác giả luận án mong muốn đóng góp một phần nhỏ công
    sức của mình để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ trực
    tiếp ở nước ta, từ đó đề ra những giải pháp cơ bản trong quá trình xây dựng,
    hoàn thiện cơ chế dân chủ trực tiếp trong thời gian tới.
    Hơn nữa, việc xác định cơ sở pháp lý của dân chủ trực tiếp vẫn còn
    những vướng mắc nhất định cả về phương diện lý luận, thực tiễn và định
    hướng phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và cơ bản về
    cơ sở pháp lý của dân chủ trực tiếp là hoàn toàn cấp thiết. Đề tài “Cơ sở
    pháp lý của dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay” sẽ ít nhiều bổ sung vào sự
    phát triển khoa học pháp lý ở nước ta trong lĩnh vực rất quan trọng này. Đó
    là lý do mà tác giả luận án lựa chọn “Cơ sở pháp lý của dân chủ trực tiếp ở
    nước ta hiện nay” làm đề tài cho luận án tiến sĩ luật học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Việc nghiên cứu về cơ sở pháp lý của dân chủ trực tiếp được đề cập ít
    hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp trong các công trình của các nhà khoa
    học vào những năm gần đây. Trước hết, có thể kể đến các công trình
    nghiên cứu lý luận đã được công bố của GS.TSKH Đào Trí úc: “Những
    vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
    1991), “Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới
    (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997); “Xây dựng Nhà nước pháp quyền
    của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” (Tạp chí Nhà nước
    và pháp luật, số 4/1997), các công trình của tập thể các nhà khoa học của
    Viện Nhà nước và Pháp luật được công bố trong những năm gần đây:
    3
    Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật” (Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 1995); Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Những vấn đề lý
    luận về nền chính trị và hệ thống chính trị ở nước ta” thuộc đề tài khoa
    học cấp Nhà nước KX.01.04 năm 1993; Chương trình KH-CN KX 01:
    Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
    xã hội ở nước ta”; Đề tài KX 05-05 thuộc Chương trình Nhà nước KX 05:
    Cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị ở
    nước ta hiện nay” (Hà Nội, 1993); “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
    nghĩa” của Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991); “Thể
    chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn
    Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông (chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội, 2005); “Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20
    năm đổi mới (1986-2006), (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); “Các
    đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay” (Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, Phan Xuân Sơn (chủ biên); “Quy chế
    thực hiện dân chủ ở cấp xã- một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, PGS.TS Dương Xuân Ngọc (chủ biên);
    Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” (Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, TS Đỗ Trung Hiếu). Cùng hàng loạt
    các các bài nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Thông, PGS.TS Võ Khánh
    Vinh, PGS.TS Bùi Xuân Đức, PGS.TS Đinh Ngọc Vượng, PGS. TS Vũ
    Thư; hay kết quả nghiên cứu ban đầu của các tác giả Chương trình khoa
    học cấp nhà nước KX.04: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
    nghĩa của dân, do dân và vì dân” do GS.VS Nguyễn Duy Quý làm chủ
    nhiệm. Tất cả những công trình nghiên cứu khoa học này, ở những khía
    cạnh và cấp độ khác nhau, đều phân tích những tiền đề lý luận chung về
    nhà nước, pháp luật, về nhà nước pháp quyền, mối quan hệ nhà nước -
    công dân, về dân chủ và các hình thức dân chủ; bản chất của nó trong một
    xã hội phát triển.
    Trong số các công trình nghiên cứu về dân chủ và các hình thức thực
    hiện dân chủ ở nước ta trong những năm gần đây cũng cần kể đến các bài
    viết của GS.TS Nguyễn Phú Trọng, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, PGS.TS Trần
    Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Thảo; Phùng Văn Tửu, GS.TS Hoàng Chí Bảo,
    GS.TS Hoàng Văn Hảo, PGS.TS Nguyễn Đăng Dung và của các tác giả
    khác trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập
    pháp và các tạp chí chuyên ngành khác. Các bài viết đã đề cập ở cấp vĩ mô
    hoặc chuyên sâu các vấn đề lý luận - thực tiễn của dân chủ và dân chủ hoá
    trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
    nay; về lịch sử, khái niệm, phạm trù, nội dung của dân chủ; xác lập quan
    điểm, nguyên tắc và giải pháp thực hiện cơ chế thực hiện dân chủ ở nước ta.
    4
    Trong khoa học chính trị, pháp lý hiện tại ở nước ta, liên quan trực tiếp
    và mật thiết nhất với nội dung của luận án là các công trình: “Chủ tịch Hồ
    Chí Minh với sự nghiệp thực hiện quyền lực nhân dân ở nước ta”, GS.TSKH
    Đào Trí úc, Tạp chí Cộng sản, số 4/1990; “Dân chủ là gì?” GS Hồ văn
    Thông, Tạp chí Cộng sản số 3/1990; “Các nội dung cơ bản của khái niệm
    dân chủ” TS Nguyễn Đăng Quang, Tạp chí Cộng sản, số 4/1990; “Khái
    niệm dân chủ, sự khác nhau và giống nhau giữa dân chủ tư sản và dân chủ
    xã hội chủ nghĩa” TS Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Cộng sản, số 3/1990;
    Dân chủ và Nhà nước bảo đảm thực hiện dân chủ”, Nguyễn Văn Thảo,
    Tạp chí Cộng sản, số 3/1990; “Vấn đề dân chủ”, Hà Xuân Trường, Tạp chí
    Cộng sản số 1/1990; “Củng cố các hình thức dân chủ vì sự vững mạnh của
    Nhà nước ta”, GS, TSKH Đào Trí úc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
    1/1998; “Để Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân”,
    PGS, TS Lê Minh Thông, Tạp chí Triết học số 1/1998; “Dân chủ làng xã -
    những vấn đề cần đặt ra nghiên cứu”, Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí Nhà
    nước và Pháp luật, số 6/1998; “Một số ý kiến về dân chủ trực tiếp”, Nguyễn
    Văn Mạnh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/1998;; “Mở rộng dân chủ
    trực tiếp, thiết thực, đúng hướng và có hiệu quả” của Hoàng Minh, Tạp chí
    Cộng sản số 22/1997; “Sự lãnh đạo của đảng với việc phát huy dân chủ
    trong xã hội”, TS Nguyễn Văn Sáu, Tạp chí Lý luận chính trị số 8/2001;
    Bảo đảm và phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm
    quyền”, GS. TS Tô Huy Rứa, Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 2-2000 Tuy
    nhiên, các công trình này chưa nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ
    thống và làm rõ được cơ sở pháp lý của dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay.
    Chưa công trình nào làm rõ vấn đề một cách hệ thống, những vấn đề lý luận
    và thực tiễn của dân chủ trực tiếp: bảo đảm quyền hiến định trong lĩnh vực
    dân chủ nói chung và dân chủ trực tiếp nói riêng trong hệ thống pháp luật
    Việt Nam; mà chỉ có những nhận định về thực trạng thực hiện và bảo vệ
    quyền làm chủ của công dân một cách bao quát.
    Cho đến nay, vì chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một
    cách có hệ thống và toàn diện về thực hiện dân chủ trực tiếp dưới góc độ
    quyền lực nhà nước nên đề tài “Cơ sở pháp lý của dân chủ trực tiếp ở nước
    ta hiện nay” là công trình khoa học đầu tiên thực hiện nhiệm vụ này trong
    tổng thể của vấn đề lớn hơn và rất bức thiết trong điều kiện xây dựng nhà
    nước pháp quyền, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thực hành dân
    chủ, phát huy tính sáng tạo của nhân dân; từng bước xác lập và phát triển
    nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; “từng bước làm rõ mối quan hệ giữa dân chủ
    xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy
    nhất của Đảng”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...