Tiểu Luận Cơ sở pháp lý cho việc tái cấu trúc hệ thống tín dụng tại việt nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    I/ Tình hình phát triển của hệ thống tín dụng Việt Nam và nguyên nhân ra đời đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng . 4
    II. Những vấn đề cơ bản của đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng Việt Nam: 8
    2.1. Vấn đề tính thanh khoản . 8
    2.2. Vấn đề nợ xấu 9
    2.3. Vấn đề quản trị rủi ro, quản trị công ty 10
    2.3.1. Quản trị rủi ro .10
    2.3.2.Quản trị công ty . 10
    III. Định hướng tái cấu trúc hệ thống tín dụng Việt Nam 11
    3.1. Giải quyết vấn đề tính thanh khoản 11
    3.2. Xử lý nợ xấu: 13
    3.3. Giải quyết vấn đề quản trị rủi ro, quản trị công ty .13
    IV. Tiến trình thực hiện - năm 2012 . 14
    V.Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống tín dụng các nước .17
    5.1.Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Trung Quốc 19
    5.2. Malaysia - Xử lý tập trung tài sản xấu của các ngân hàng .19
    VI. Những vấn đề còn tồn tại từ đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng .20
    6.1. Xu hướng hợp nhất, sáp nhập: 20


    6.2. Tái cấu trúc ngân hàng thương mại nhà nước .21
    6.3. Nợ xấu chưa được công khai minh bạch .22
    6.4. Một số định hướng của đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng .23
    6.5. Vị trí chủ đạo của ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống tín dụng .24
    6.6. Quan điểm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình .24


    I/ Tình hình phát triển của hệ thống tín dụng Việt Nam và nguyên nhân ra đời đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng
    Trong thời gian qua, hệ thống tín dụng của Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn hình thức dịch vụ. Điều đó có vai trò, ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của đất nước. Tính đến tháng 6/2011, theo thống kê hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm: 5 ngân hàng thương mại nhà nước; 1 ngân hàng chính sách xã hội; 37 ngân hàng thương mại cổ phần; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 48 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 17 công ty tài chính; 13 công ty cho thuê tài chính. Ngoài ra, Việt Nam còn có Ngân hàng phát triển Việt Nam và Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương với 24 chi nhánh và hơn 1000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở [1].
    Hệ thống tài chính đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước với tổng tài sản gấp hơn 2 lần so với GDP, trong đó, tổng vốn tín dụng cho nền kinh tế tăng rất nhanh và lên đến 125% GDP vào cuối năm 2010, hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng đã trở thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Một số ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng lớn đã vươn lên thành tập đoàn tài chính với quy mô vốn và quy mô tổ chức rộng lớn, hoạt động đầu tư trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, cho thuê tài chính,
    Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hệ thống tín dụng cũng bộc lộ không ít những khuyết điểm.
    Hệ thống ngân hàng của nước ta tuy nhiều về số lượng nhưng phần lớn vẫn còn ở quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, nhất là đối với các ngân hàng nước ngoài. Cơ chế hoạt động của các ngân hàng còn có sự chồng chéo, thiếu rõ ràng. Sổ sách thiếu minh bạch, quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng không hoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ quản lý không đáp ứng yêu cầu. Do những nguyên nhân chủ quan trên cùng những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế như bất ổn kinh tế vĩ mô, khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản lao dốc đã làm cho nợ xấu bắt đầu tăng nhanh.
    Hoạt động ngân hàng vốn đã chứa đựng nhiều rủi ro và khi những rủi ro đó tích tụ quá lớn thì ngân hàng khó có thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không được cơ cấu lại một cách chặt chẽ. Cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những rủi ro ngày một gia tăng, có thể kể đến là:
    - Rủi ro tín dụng:
    + Nhu cầu về đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân là rất lớn, trong khi nguồn vốn kinh doanh chỉ chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng, do đó đã dẫn đến hiện tượng “tín dụng nóng” (là trường hợp các khoản đầu tư tài chính chủ yếu với mục đích hưởng tỷ lệ lãi suất cao và vì vậy có thể bị rút khỏi thị trường bất cứ lúc nào). Tuy nhiên, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, người vay nợ gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh thu hồi lợi nhuận thì rủi ro tín dụng lại gia tăng, nhất là trong những trường hợp ngân hàng quá dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho vay và không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ. Đặc biệt, sự hấp dẫn của thị trường bất động sản và chứng khoán trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều ngân hàng thương mại tập trung quá nhiều vốn cho những thị trường đầy rủi ro này, góp phần không nhỏ vào thổi phồng thị trường bất động sản và chứng khoán. Và lúc những thị trường này lao dốc thì nguy cơ rủi ro lại tăng cao.
    + Một số ngân hàng thương mại mới thành lập nên mặc dù qui mô vốn còn nhỏ song để đáp ứng yêu cầu lợi nhuận của cổ đông, cũng như muốn nhanh chóng vươn lên bằng các ngân hàng thương mại có qui mô lớn và bề dày kinh nghiệm khác đã bất chấp các qui tắc về an toàn vốn, về quản trị rủi ro để đạt tốc độ tăng tín dụng tới hàng chục phần trăm mỗi năm, kể cả tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro cao. Khi Ngân hàng Nhà nước quyết định thắt chặt tín dụng cho bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng thì cũng là lúc rủi ro tín dụng của những ngân hàng thương mại này tăng vọt.

    [HR][/HR][1] http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=15185&print=true
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...