Tài liệu Cơ sở pháp lí của việc ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    hị trường tài chính là một bộ phận của thị trường kinh tế chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành nên có rất nhiều yếu tố chi phối, tác động đến các chủ thể kinh doanh ngân hàng. Để đảm bảo tốt nhiệm vụ điều chỉnh và định hướng cho các ngân hàng thương mại, pháp luật ngân hàng cũng đang trong quá trình sửa đổi và bổ
    sung những chế định mới.


    1. Những điều kiện kinh tế - xã hội chi phối vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính
    Với hơn 60 năm phát triển dưới chế độ mới, hoạt động của tổ chức tín dụng là ngân hàng đã góp phần to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy vậy, tác giả bài viết không đề cập những thành tựu của hệ thống các tổ chức kinh tế này mà mong muốn chỉ ra những thực tế pháp lí mà hệ thống ngân hàng sẽ phải đối mặt.
    Thứ nhất, thực hiện các cam kết mở cửa, Chính phủ Việt Nam cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng với những hình thức và cách thức đa dạng, tạo sức hút của thị trường tài chính Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. Những cam kết này đặt ra cho hệ




    thống pháp luật Việt Nam đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trước hết, với những cam kết song phương và đa phương trong việc thực hiện dịch vụ tài chính thương mại, khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế, Nhà nước cần tiến hành những công việc cần thiết để nội luật hoá các cam kết đó vì những cam kết này mới chỉ dừng lại ở mức độ cho phép hay không cho phép mà chưa phải là những quy định cụ thể. Trong thời gian qua, bằng các quy định ở cấp độ nghị định và quyết định của Thủ tướng Chính
    phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,(1) cơ
    hội đầu tư kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã trở thành hiện thực. Điều này đã đặt các ngân hàng của Việt Nam trước thực tế bị san sẻ thị trường.
    Thứ hai, trên thị trường tài chính, dịch
    vụ ngân hàng do các chủ thể được phép cung cấp còn manh mún, chi phí cao. Số lượng tổ chức tín dụng được phép cung ứng dịch vụ trên thị trường tài chính còn hạn chế do năng lực cung cấp của bản thân tổ chức tín dụng và do giới hạn phạm vi dịch






    * Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    vụ được cung cấp theo quy định pháp luật. Điều đó không tương xứng với tốc độ gia tăng nhu cầu cung cấp dịch vụ của các chủ thể trên thị trường. Chẳng hạn, nhu cầu cung ứng dịch vụ thanh toán với chất lượng cao, nhu cầu các khoản tín dụng qua đêm của các trung gian tài chính trên thị trường tài chính vượt xa khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng hiện nay, bên cạnh đó, nhiều đối tượng có vốn, có đủ năng lực nhưng lại không được phép thực hiện nghiệp vụ đặc biệt này như doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bảo hiểm xã hội . Do những ưu thế riêng của một số trung gian tài chính (cụ thể là ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng cổ phần có cổ đông sáng lập là các tổ chức tín dụng nhà nước), phí dịch vụ áp dụng cho khách hàng không bị cạnh tranh bởi các ngân hàng khác. Như vậy, trong những trường hợp trên, khách hàng bị giới hạn cơ hội hưởng lợi, yêu cầu các nhà hoạch định chính sách cần xem xét và điều chỉnh bằng pháp luật.
    Thứ ba, nhu cầu mở rộng phạm vi, hình
    thức kinh doanh của các ngân hàng trong nước ngày càng gia tăng. Thực tế dịch vụ cung cấp của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay còn hạn chế. Cho đến nay, trừ Vietcombank, hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn tập trung chủ yếu vào các dịch vụ truyền thống như cho vay, bán buôn qua thị trường chứng khoán và công ti tài chính. Các hoạt động khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Với yêu cầu gia



    tăng các dịch vụ cần được cung cấp của khách hàng trong nước và quốc tế, mở rộng nội dung và hình thức kinh doanh là một trong những yêu cầu thực tế của bất kì chủ thể kinh doanh nào khi thị trường phát triển.
    Thứ tư, bên cạnh những cơ hội dành cho các ngân hàng, tính khó kiểm soát của các sản phẩm khác nhau trên thị trường tài chính cũng đặt ra cho cơ quan quản lí nhà nước yêu cầu tính toán và quy định sao cho vừa tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia tích cực hơn trên thị trường tiềm năng đồng thời cũng cảnh báo hoặc đưa ra giới hạn nhằm đảm bảo an toàn cho thị trường.
    Thứ năm, thực hiện những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và xu hướng phát triển thị trường tài chính. Một trong những nội dung Việt Nam cam kết với các bên kí kết hiệp định song phương và đa phương trong lĩnh vực ngân hàng là sự hiện diện đa dạng hơn của các tổ chức tín dụng nước ngoài (chẳng hạn như được thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư
    nước ngoài).(2) Đây là một trong những nội
    dung mà Việt Nam cam kết thực hiện với tất cả các nước thành viên. Trong thực tế, Việt Nam đã đi trước một bước nhằm thực hiện chính sách gia nhập thị trường. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) quy định, các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ có tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài mà còn có ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài. Đối với các dịch vụ ngân hàng, trong thực tế hiện nay còn những hạn chế nhất định áp dụng



    cho các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài nhưng theo cam kết tại các Hiệp định song phương và đa phương (chẳng hạn hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì), những hạn chế này đã từng bước được xoá bỏ đối với tổ chức tín dụng có nguồn vốn từ nước kí kết và tiếp tục xoá bỏ theo cam kết gia nhập của Việt Nam với các thành viên WTO. Với những lập luận trên cho thấy các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam với những ưu thế về vốn, chất lượng sản phẩm và chi phí thấp đang đặt các ngân hàng thương mại của Việt Nam trước nhiều khó khăn, thách thức mới.
    2. Một số khuyến nghị về mở rộng quyền tự do kinh doanh của ngân hàng trong việc tham gia thị trường tài chính
    Để giải quyết thực tế thị trường kinh
    doanh tiền tệ bị san sẻ, phân tách, chúng tôi cho rằng cần tạo môi trường pháp lí cho hệ thống ngân hàng tham gia vào các bộ phận thị trường tài chính và thị trường dịch vụ tài chính khác. Ở chừng mực nhất định pháp luật đã cho phép các ngân hàng tham gia thị trường tài chính nhưng với nội dung và mức độ còn hạn chế, chưa thể hiện đúng nhu cầu và năng lực của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Có thể chỉ ra một số phương án cụ thể sau:
    2.1. Tạo điều kiện pháp lí cho ngân hàng tham gia thị trường chứng khoán
    Thứ nhất, tạo cơ hội chào bán chứng khoán cho ngân hàng. Thực hiện lộ trình mở cửa thị trường tài chính, nhu cầu tài chính của các ngân hàng là một trong những yếu tố hàng đầu nhằm tạo ra khả năng cạnh



    tranh với các ngân hàng nước ngoài cũng như các trung gian tài chính nước ngoài đang có chương trình tham gia hoạt động kinh doanh ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, phương án tăng vốn luôn được ngân hàng cân nhắc. Điều này không đơn thuần xuất phát từ nhu cầu cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh các sản phẩm cùng loại trên thị trường mà còn xuất phát từ chính những yêu cầu đảm bảo an toàn mà pháp luật quy định riêng cho từng nội dung kinh doanh. Chẳng hạn, đối với hoạt động cấp tín dụng, bản thân ngân hàng phải thực hiện nhiều giới hạn đảm bảo an toàn khác nhau, nếu năng lực vốn hạn chế thì khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng hạn chế tương ứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...