Luận Văn Cơ sở ngôn ngữ học của nghiên cứu dịch thuật và bộ môn Dịch thuật học

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 24/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở ngôn ngữ học của nghiên cứu dịch thuật
    và bộ môn Dịch thuật học (*)
    PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn

    Với tư cách là một hoạt động ngôn ngữ, dịch thuật từ lâu đó thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Tuy nhiên, cho đến nay xung quanh vấn đề nghiên cứu dịch thuật vẫn còn hàng loạt các câu hỏi gây nhiều tranh cói: Dịch thuật có phải là đối tượng quan tâm của ngôn ngữ học? Nghiên cứu dịch thuật có quan hệ như thế nào với ngôn ngữ học và cơ sở của mối quan hệ đó là gì? Có thể xây dựng một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu về dịch thuật hay không? Và nếu có thì têngọi, đối tượng và nhiệm vụ của bộ môn ngôn ngữ học đó là gì?
    Trong bài viết này, dựa trên việc điểm lại các quan điểm, các thành tựu nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn dịch thuật trong ngôn ngữ học, chúng tôi sẽ tham gia thảo luận để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trên.

    1. Cơ sở ngôn ngữ học của dịch thuật và nghiên cứu dịch thuật
    Lịch sử ngôn ngữ học cho thấy, mặc dù có liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ, nhưng cho đến nửa đầu thế kỷ 20, dịch thuật với tư cách là hoạt động "thay thế chất liệu văn bản của ngôn ngữ này bằng chất liệu văn bản của ngôn ngữ khác" (Catford1965) vẫn chưa được giới ngôn ngữ học quan tâm. Trong các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng như F. de Saussure, O.Jespersen, E. Sapir, L. Bloomfield, dịch thuật hoặc "không đuợc nhắc đến, hoặc bị coi là câu chuyện bên lề" (J. Pienskos 1992). Sở dĩ như vậy là vì ở vào thời kỳ đó đối tượng quan tâm chủ yếu của ngôn ngữ học là những vấn đề thuộc về "bản thể" hay " hệ thống" ngôn ngữ; dịch thuật chỉ là một sự kiện của hoạt động lời nói nên không phải là đối tượng chú ý của các nhà ngôn ngữ học. Chỉ từ những năm năm mươi của thế kỷ 20, các dịch giả cũng như các nhà nghiên cứu dịch thuật mới bắt đầu chú ý đến những vấn đề ngôn ngữ học của dịch thuật và vai trò của ngôn ngữ học trong nghiên cứu dịch thuật, bởi vì họ nhận thấy ”không thể có dịch thuật nếu không có một nền tảng ngôn ngữ học vững chắc" (Resker 1950: 156). Hay nói như Fedorov, "dịch thuật trước hết và luôn luôn là một thao tác ngôn ngữ", vì vậy "ngôn ngữ học phải là mẫu số chung, là nền tng của mọi thao tác dịch " (Dẫn theo Pienskos, 1992).
    Từ đó trong lĩnh vực nghiên cứu dịch thuật xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu dịch thuật theo quan điểm ngôn ngữ học. Trong các công trình này có thể bắt gặp các thành tựu và sự ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng nghiên cứu, nhiều trường phái lý thuyết ngôn ngữ học khác nhau: từ chủ nghĩa hình thức Nga (Nabokov 1958, Fedorov 1968) đến chức năng luận Praha (Jakobson 1959, Levy 1965), từ ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu (Resker 1952, Vinay & Darbelnet 1958), đến ngôn ngữ học cấu trúc (Rezvin & Rozenveig 1963, Catford 1965,), ngữ pháp ci biến tạo sinh (Nida 1964, Nida & Taber 1969), lý thuyết giao tiếp và ngữ dụng hoc (Svejcer 1987, Hatim & Mason 1997,vv). Chính các công trình nghiên cứu dịch thuật theo định hướng ngôn ngữ học đó đó tạo cơ sở và tiền đề lý thuyết cho sự hình thành bộ môn Dịch thuật học và phân môn Lý thuyết dịch thuật (chúng tôi sẽ đề cập đến ở các mục 2 và 3).
    Ở đây có một vấn đề đặt ra là: việc nghiên cứu dịch thuật có quan hệ như thế nào với ngôn ngữ học? Đó là một khoa học riêng biệt hay chỉ là bộ môn của ngành ngôn ngữ học? Mặc dù vấn đề này không phải bao giờ cũng đuợc trình bày rõ ràng trong các công trình nghiên cứu, nhưng qua các tuyên bố hiển ngôn cũng như cách giới thuyết đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi thấy ít nhất có ba quan điểm khác nhau: Phần lớn các nhà nghiên cứu coi nghiên cứu dịch thuật là một bộ phận của ngôn ngữ học (Mounin 1963, Nida 1964, Catford 1965) hay rộng hơn chút ít là của khoa ký hiệu học (Jakobson 1966, Ludskanov 1975). Một số khác (Homes 1970, Toury 1982, Pienkos 1992) cho rằng xét về phạm vi và đối tuợng khảo sát, có thể coi nghiên cứu dịch thuật là một khoa học độc lập, nhưng đồng thời các nhà nghiên cứu này cũng thừa nhận rằng, nếu so với các khoa học chính danh khác, thì bộ môn này chưa có được một hệ phương pháp, một bộ máy khái niệm, thậm chí một đối tượng nghiên cứu riêng. Bên cạnh đó cũng có những người (như Refomatsky) hoàn toàn phủ nhận khả năng có một bộ môn khoa học độc lập, thậm chí là một phân môn khoa học nghiên cứu về dịch thuật, bởi vì theo họ, dịch thuật có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau (ngôn ngữ, tâm lý, văn hoá, chính trị, vv) nên chỉ có thể là một đối tượng nghiên cứu liên ngành. Xuất phát từ sự thừa nhận hoạt động dịch thuật là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, chúng tôi nghiêng theo quan điểm coi nghiên cứu dịch thuật, hay dịch thuật học (translation studies), là một bộ môn thuộc ngành ngôn ngữ học, cụ thể hơn thuộc phân ngành ngôn ngữ học ứng dụng. Có nhiều lý do để bênh vực cho sự lựa chọn này, trong đó lý do quan trọng nhất, theo cách nhìn của chúng tôi, đó là: hoạt động dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ. Dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu phân tích làm rõ thêm nhận định này.
    Hoạt động dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ. Tính chất ngôn ngữ học của hoạt động dịch thuật biểu hiện truớc hết ở phương tiện của nó là ngôn ngữ - ngôn ngữ đúng nghĩa là một hệ thống, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ học theo quan niệm của F, de Saussure. Trong khi dịch một văn bản (hay diễn ngôn) từ một ngữ này (ngữ nguồn) sang một ngữ khác (ngữ đích), dịch giả không phải chỉ làm việc với một mà là hai ngôn ngữ với toàn bộ các thuộc tính hệ thống, cấu trúc phức tạp và khác biệt của chúng: các quy tắc ngữ pháp chuẩn mực cùng các biến thể ngữ pháp, vốn từ ngữ với toàn bộ các biến thể từ vựng, ngữ nghĩa hay phong cách của chúng, vv. Nếu như việc nắm vững các đặc điểm hệ thống, cấu trúc của ngữ nguồn là cần thiết để dịch giả phân tích, giải mó đúng văn bản nguồn (VBN), thì những hiểu biết về đặc tính hệ thống, cấu trúc của ngữ đích lại quan trọng đối với quá trình sản sinh văn bản đích (VBĐ) ở hình thức tự nhiên nhất của nó. Vì vậy, nếu coi đối tượng của ngôn ngữ học là hệ thống ngôn ngữ với toàn bộ những thuộc tính cấu trúc nội tại của nó, thì cái đối tượng ấy cũng không phải là cái gì xa lạ với hoạt động dịch thuật và bản thân dịch giả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...