Luận Văn Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động SXKD

    PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
    1. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
    Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịc vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả sản xuất. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận, là hiệu số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và qủa lý của mỗi doanh nghiệp .
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu . nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau.
    Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải trú trọng đến điều kiên nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kêts quả tối đa và chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .
    Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: “ Hiệu quả là sự so sánh kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào”. Sự so sánh đó có thể là sự so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.
    Kết quả đầu ra thường được biểu hiện bằng GTTSL, DT, LN
    Yết tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí , tài sản và nguồn vốn
    Bên cạnh đó người ta cũng cho rằng “ Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày nay càng trở lên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
    Hiệu quả tuyệt đối được xác định như sau:
    A = K - C
    Trong đó: A: Hiệu quả sản xuất kinh doanh
    K: Kết quả thu được
    C: Nguồn lực đầu vào
    Nếu căn cứ vào nguồn lực bỏ ra để thu kết quả thì chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định:
    K
    A = ------
    C

    Ta có thể hiểu:
    Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu sau: GTTSL, Tổng DT, LN .
    1.1.Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu này đã phản ánh được sức sản xuất, sức sinh lợi cũng như sức hao phí của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...