Tiểu Luận Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    ***
    Ngày nay, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đòi hỏi các quốc gia phải không ngừng cải tổ cải cách trên nhiều lĩnh vực, nhất là cải cách hành chính, quản lý các nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được xác định là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
    Như bao quốc gia khác trên thế giới Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính để thực hiện mục tiêu “xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả”. Trong bối cảnh đó, hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công cần phải được thay đổi để đáp ứng yêu cầu cải cách và hội nhập. Hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần được nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn. Sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức đối với yếu tố nhân lực có thể dẫn đến tình trạng “hụt hơi” hay “bị loại khỏi vòng chiến” một khi mức độ cạnh tranh tăng cao.
    Để thực hiện được mục tiêu này cần quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược. Đây thực sự là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đi lên Chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước ta ngày càng phát triển với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh.



    Phần I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC
    1. Nguồn nhân lực
    1.1 Khái niệm
    Sự phát triển kinh tế- xã hội được hậu thuẫn bởi nhiều nguồn lực khác nhau. Nguồn lực là những thành phần cốt lõi, đóng vai trò tạo động lực và bảo dảm cho quốc gia phát triển liên tục, bền vững. Trong từng giai đoạn phát triển, sự kết hợp các nguồn lực vật thể và phi vật thể không phải cố định mà luôn luôn thay đổi theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tổ chức quản lý.
    Trong số các nguồn lực thiết thực, nguồn nhân lực trở thành một trong những nguồn lực trọng tâm, quyết định sự đột phá ngoạn mục trong qúa trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong nền kinh tế dựa vào tri thức hiện nay.
    Nguồn nhân lực là một loại nguồn lực của tổ chức - đó chính là con người (nhân lực), do chính con người khai thác nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
    Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995).
    Nguồn nhân lực, theo Giáo sư Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.
    Nguồn nhân lực còn được hiểu là tổng hòa trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người ( thể lực, trí tuệ, năng lực, kỹ năng) và tính năng động xã hội của con người ( nhân cách, văn hóa, giá trị ). Theo cách tiếp cận này, nguồn nhân lực có nội hàm rất rộng, bao gồm các yếu tố như thể lực, tri thức, khả năng, nhận thức và tiếp thu kiến thức, kỹ năng lao động, yếu tố xã hội như giá trị truyền thống văn hóa.
    1.2 Đặc điểm
    Thể lực,có thể nói rằng, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và cá nhân nói riêng. Muốn có năng lực lao động thì con người phải có một cơ thể khỏe mạnh, và ngược lại, nếu con người không nâng cao được thể lực thì cũng khó có thể phát triển được trí tuệ, khả năng sáng tạo trong học tập và lao động.
    Tri thức là đặc điểm quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lựctrong nền kinh tế tri thức.Mọi thành tự phục vụ cuộc sống con người và giải phóng sức lực cho con người trong lao động đều gắn liền với tri thức và kết quả ứng dụng chúng trong thực tiễn.
    Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là con người trong nền kinh tế tri thức phải có khả năng sáng tạo tri thức mới. Với yêu cầu này thì không phải bất cứ con người nào nằm trong nguồn nhân cũng có thể đáp ứng được.
    Bên cạnh kỹ năng, năng lực, nguồn nhân lực mang đặc điểm tập quán riêng, tâm lý riêng. Mỗi con người sinh ra và trưởng thành trong môi trường nhất định nên học đều măng theo những tập quán sinh họat, tâm lý, phẩm chất riêng hình thành trong quá trình phát triển của mỗi con người.
    2. Quản lý nguồn nhân lực
    2.1 Khái niệm:
    Chúng ta có thể hiểu rằng, quản lý nhân lực nó liên quan chủ yếu đến các vấn đề thuộc về con người khi họ làm việc cho tổ chức.
    Quản lý nguồn nhân lực gắn với một số điểm như sau:
    - Quản lý các vấn đề của con người ( nhân lực)
    - Gắn liền mục tiêu chiến lược của tổ chức
    - Vấn đề môi trường làm việc
    - Công cụ làm việc.
    Tóm lại, Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tổng hợp gắn liền với các nội dung liên quan đến toàn bộ các vấn đền nguồn nhân lực trong bối cảnh cụ thể của tổ chức và gắn liền với môi trường làm việc cũng như chiến lược phát triển tổ chức.
    2.2 Đặc điểm
    Phải xác định rằng, quản lý nguồn nhân lực không chỉ quản lý con người. Chính vì vậy muốn đạt được mục tiêu trong quản lý cần chú ý đến các điểm sau:
    - Người lao động của tổ chức được đầu tư để phát triển vì tổ chức và vì mình. Do đó trong vấn đề này cần phải quan tâm đến cả việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo dục, nâng cao trình độ và nhận thức chung
    - Người lao động có nhiều loại nhu cầu khác nhau: tinh thần, vật chất quản lý họ không chỉ vì công việc mà còn đáp ứng nhu cầu của họ nhằm khuyến khích động viên họ đẩy mạnh hơn nữa năng suất, hiệu suất làm việc.
    - Người lao động cần một môi trường làm việc thân thiện. Đây chính là nguyên nhân của không ít trường hợp phải rời bỏ công sở, tổ chức bởi không khí làm việc quá nặng nề, áp lực, hay thiếu thiện chí dễ làm cho người lao động chán nản, bi quan
    - Quản lý nhân sự (con người) cần gắn với các loại chức năng quản lý khác (chiến lược phát triển tổ chức)
    - Quản lý nguồn nhân lực là công việc của tất cả các nhà quản lý các cấp và thường xuyên.
    2.3 Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực: theo 5 nội dung sau đây:
    - Thứ nhất là đúng số lượng: Trong việc hoạch định chiến lược của tổ chức cần phải lưu ý đến số lượng của đội ngũ cán bộ công chức phù hợp với tính chất, quy mô của từng loại hình công việc, từ đó góp phần cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được đặt ra. Ngược lại, khi không đảm bảo số lượng thì các họat động sẽ bị ảnh hưởng và làm cho năng suất công việc không được như kế hoạch.
    - Thứ hai: Đúng yêu cầu trình độ và kỹ năng phù hợp: Đây là một mục tiêu rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức. Liên kết chặt chẽ các chiến lược nguồn nhân lực với các mục tiêu, chiến lực của tổ chức. Nếu như nguồn nhân lực đảm bảo trình độ và kỹ năng theo yêu cầu của công việc khi ấy họat động đồng bộ hơn, chất lượng đầu ra cơ bản đảm bảo hơn, hiệu quả cuối cùng sẽ cao hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...