Chuyên Đề Cơ sở lý luận về phát triển nông thôn (150 trang)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
    1.1. Khái nim chung vphát trin
    Phát triển học (Development studies) là một lĩnh vực khoa học mới mẻ. Nó mới chỉ ra đời trong thập kỷ 40 - 50 và tiến mạnh trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX (Nguyễn Ngọc Lưu). Môn phát triển học trong các thập kỷ 40 - 50, về cơ bản có nội dung chủ yếu là môn kinh tế học phát triển (Development economics). Càng về sau các nhà khoa học càng nhận ra rằng để có thể đương đầu với những vấn đề phát triển kinh tế xã hội cần phải có sự chung sức của nhiều ngành khoa học. Môn phát triển học càng ngày càng trở nên có tính liên ngành, vì thế ta chứng kiến sự ra đời của xã hội học phát triển (Development sociology) và của hành chính học phát triển (Development administration).

    Trong thuật ngữ khoa học, “phát triển” được biểu thị như diễn trình (process) đưa một xã hội lên trình độ an lạc cao hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Hiểu như thế, quá trình phát triển của một xã hội bao gồm cả phát triển kinh tế (đem lại phúc lợi vật chất cao hơn) lẫn phát triển văn hoá, xã hội, và chính trị (đem lại những thoả mãn tinh thần cao hơn).
    Nếu đại đa số dân chúng trong xã hội được thụ hưởng trình độ an lạc cao hơn này thì ta mới có thể gọi thăng tiến đó là phát triển. Còn nếu như nó chỉ dành cho một thiểu số nào đó trong xã hội thì ta không thể coi đó là phát triển được, hoặc chỉ có thể coi đó như “phát triển không đồng đều” (uneven development). Trường hợp phát triển của một số nước Châu Mỹ La tinh trong thập kỷ 60 rơi vào loại “phát triển” này: Phúc lợi do tăng trưởng kinh tế đem lại rơi vào tay tầng lớp có thế lực ở thành thị, trong khi đại đa số dân chúng nông thôn hay dân nghèo thành thị vẫn chịu nghèo khó. đây là tình huống có tăng trưởng kinh tế nhưng không đạt tới được phát triển.

    Do đó, ta cần nhận thức rõ rằng tăng trưởng kinh tế không thể được đồng hoá với phát triển. Ngay cả phát triển kinh tế (economic development), bao gồm cả tăng trưởng kinh tế cộng với thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, cũng không thể đồng hoá với phát triển được. Lý do là phát triển kinh tế, ngay cả trong trường hợp tốt đẹp nhất, cũng chỉ đáp ứng được khía cạnh vật chất chứ chưa thể mang lại những thăng tiến về an lạc tinh thần cho đại đa số dân chúng.
    Nhìn vào lịch sử và kinh nghiệm của các nước khác ta có thể ghi nhận rằng phát triển kinh tế chỉ là điều kiện cần, mà chưa phải là điều kiện đủ cho sự phát triển toàn diện của một xã hội. Có khi chính những chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế nhưng lại ngáng trở sự thăng tiến về mặt văn hoá, xã hội và chính trị. Những nước Châu Mỹ la tinh nói trên, có nước đạt thành tích tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nhưng tăng trưởng này lại dẫn đến gia tăng nghèo khó tuyệt đối và bất bình đẳng xã hội gay gắt hơn.

    Mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân cư, mỗi quốc gia có thể nhìn nhận sự phát triển theo những cách khác nhau. Trong xã
    hội, sự phát triển của mỗi cá thể, mỗi tổ chức đều có thể làm ảnh hưởng đến những cá thể khác và ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội. Mặt khác, những chủ trương, đường lối, chính sách, những chương trình phát triển của một quốc gia

    cũng đều có tác động mạnh mẽ đến mỗi cá thể trong xã hội. Những tác động qua lại đó có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của một quốc gia, một cộng đồng, nhưng cũng có thể làm ngưng trệ sự phát triển hoặc đẩy lùi sự phát triển.
    Ta có thể xem xét một số ví dụ sau đây để chứng minh sự ảnh hưởng đó:

    T
    hí d1: Mỗi cá thể trong xã hội đều mong muốn sự phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập bằng việc quyết định sản xuất thêm một mặt hàng nào đó. Giả sử trong cộng đồng nông thôn, mỗi người nông dân đều tích cực sản xuất để tăng thêm sản lượng lúa (bằng cách sử dụng giống lúa mới có năng suất cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong sản xuất ), khi đó trong xã hội sẽ có thêm nhiều lúa và giá lúa sẽ giảm xuống. Như vậy thu nhập bằng tiền của người nông dân không được tăng thêm, nông dân không có chút lợi ích nào do sản xuất thêm lúa, nhưng những người mua lúa gạo để ăn sẽ có lợi cao vì giá lúa rẻ, họ sẽ tiết kiệm được một lượng tiền nhất định và họ sẽ dùng lượng tiền đó để mua các thứ hàng hoá tiêu dùng khác. Khi nhu cầu về các mặt hàng khác tăng lên kéo theo giá của chúng cũng tăng lên, những người nông dân cũng cần phải dùng các mặt hàng đó nên cũng phải chấp nhận mua với giá cao. Kết quả cuối cùng là người nông dân sẽ bị thiệt thòi lớn - thay vì việc tăng thêm thu nhập do sản xuất ra nhiều lúa, họ sẽ bị lỗ vì phải dùng tiền bán lúa gạo để mua các mặt hàng tiêu dùng khác.

    Tình trạng giả định trên có thể không thường xuyên xảy ra nếu một đất nước có chính sách hợp lý và luôn có sự điều tiết kịp thời. Ví dụ đơn giản này cho thấy sự hoạt động của các cá thể, các ngành, các khu vực sản xuất và xã hội tác động đến nhiều vấn đề và tác động lẫn nhau như thế nào. Sở dĩ như vậy là vì các cá thể, các tổ chức không phải độc lập với nhau trong một cộng đồng xã hội.

    T
    hí d2: Chính phủ quyết định xây dựng một con đường lớn chạy qua khu vực của một vùng dân cư nông thôn, điều này sẽ đem lại một số lợi ích cho người dân trong vùng như: giao thông đi lại thuận tiện, có điều kiện tốt để phát triển các hoạt động sản xuất, hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục, hàng hoá thông thương Nhưng mặt khác, sự hiện diện của con đường cũng có thể gây những tác động không có lợi cho nhân dân trong vùng, chẳng hạn như: Việc vận chuyển lưu thông hàng hoá từ ngoài vào có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp địa phương; những tư tưởng, lối sống không phù hợp sẽ được du nhập từ nơi khác đến làm ảnh hưởng đến tiêu chuẩn, đạo đức xã hội của địa phương; những người giàu từ nơi khác có thể xâm nhập đến làm cho người dân bị thiếu đất sản xuất

    Qua những thí dụ trên đây có thể rút ra là: sự phát triển tác động đến chúng ta theo cách này hay cách khác không đơn thuần là mỗi cá thể mong muốn tự mình cải thiện. Chính vì hiểu thế nên các tác nhân xã hội (social actors) như Nhà nước và các tổ chức xã hội nỗ lực bằng những chính sách, chương trình, hoặc dự án tìm cách ảnh hưởng đến hướng tiến và tốc độ tiến của xã hội. Các chính sách, chương trình hay dự án này nhằm can thiệp để thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội. Mục đích của sự phát triển là nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, vì vậy chúng ta cần cố gắng để đạt được sự phát triển theo cách mà nó đem lại sự an lạc cho hầu hết người dân trong xã hội.
    định nghĩa sphát trin

    Sự phát triển bao hàm nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp. Tuy nhiên ta có thể đi đến một định nghĩa tổng quát là:
    Phát trin là mt quá trình thay đổi liên tc làm tăng trưởng mc sng ca con người và phân phi công bng nhng thành qutăng trưởng trong xã hi (Raanan Weitz, 1995).

    Mục tiêu chung của phát triển, đó là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân, không phân biệt nam, nữ, các dân tộc, các tôn giáo, các chủng tộc, các quốc gia. Mục tiêu này không thay đổi nhiều kể từ đầu những năm thập kỷ 50 của thế kỷ trước, khi mà đa số các nước đang phát triển thoát khỏi chủ nghĩa thực dân.

    Nếu những thành quả tăng trưởng trong xã hội không được phân phối công bằng, hệ thống giá trị của con người không được đảm bảo thì sẽ dẫn đến những xung đột, những cuộc đấu tranh có thể xảy ra làm ngưng trệ sự phát triển hoặc đẩy lùi sự phát triển (Raanan Weitz, 1995).

    1.2. Nh
    ng phm trù ca sphát trin
    Sự phát triển được hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một quá trình thay đổi phức tạp. Trong khuôn khổ của giáo trình này chúng ta không thể đề cập đến tất cả các khía cạnh của sự phát triển mà chỉ tập trung vào những khía cạnh quan trọng, đó là: những điều kiện sống của người dân và giá trị cuộc sống của họ nhằm thúc đẩy sự phát triển.
    Những phạm trù của sự phát triển có thể khái quát là:
    - Phạm trù vật chất, bao gồm: lương thực, thực phẩm, nhà ở, quần áo, đồ dùng, tiện nghi sinh hoạt
    - Phạm trù tinh thần, bao gồm những nhu cầu về dịch vụ xã hội như: giáo dục đào tạo nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, sinh hoạt văn hoá, thể thao, tôn giáo, tín ngưỡng, nhu cầu du lịch, vui chơi giải trí, tiêu khiển
    - Phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống của con người thể hiện ở những mặt: Sống tự do bình đẳng trong khuôn khổ nền chuyên chính xã hội, đó là quyền tự do về chính trị, tự do công dân, bình đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi và cơ hội.

    Sống có niềm tin vào chế độ, vào xã hội, vào bản thân, có hoài bão và lý tưởng sống. Sống có mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người về phương diện đạo đức và nhân văn.

    Như vậy phát triển (development) và kém phát triển (underdevelopment), một mặt có thể xem như là những tình trạng (sates) được mô tả bằng những chỉ số như: tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người (GDP per capital); chỉ số phát triển con người (human development indicators) v.v. Mặt khác, phát triển và kém phát triển phải được nhìn nhận như diễn trình (process) biến chuyển của xã hội, nghĩa là chuỗi những biến chuyển có tương quan lại với nhau. Vì thế muốn hiểu được những vấn đề có liên quan đến phát triển hay kém phát triển cần phải nghiên cứu cơ chế (mechanism) của diễn trình, phân tích sự tương tác giữa các yếu tố và các tác nhân tạo nên những động thái trong quá trình.

    2. Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    2.1. Khái nim và ý nghĩa ca phát trin nông thôn
    2.1.1. Phát trin nông thôn là gì?
    Một định nghĩa về phát triển nông thôn được nêu ra: Phát trin nông thôn là mt quá trình thay đổi bn vng có chý vxã hi, kinh tế, văn hoá và môi trường, nhm nâng cao cht lượng đời sng ca người dân địa phương.
    để diễn đạt định nghĩa này cần lưu ý đặc biệt những điểm sau:
    + Quá trình: Phát triển nông thôn không phải là một công việc làm trong một thời gian ngắn. Nó cần phải được theo đuổi trong một thời gian dài nhiều năm và có chủ ý.
    + Thay đổi: Phát triển nông thôn là sự thay đổi có chủ ý đề làm cho mọi việc tốt hơn lên.
    + Các cụm từ: xã hội, kinh tế, văn hoá, môi trường - chỉ ra phạm vi của chủ đề phát triển và cần phải nhìn nó một cách toàn diện.
    + Bền vững: Quá trình phát triển phải bền vững, sự phát triển của ngày hôm nay không
    ảnh hưởng đến yêu cầu phát triển của ngày mai.
    + Nâng cao đời sống của người dân địa phương: Một số chương trình phát triển “địa phương” (hoặc khu vực) trước đây được khuyến khích do nhu cầu quốc gia (như điện, nước hoặc quốc phòng), hơn là nhu cầu của bản thân người dân địa phương. Nhu cầu quốc gia tất nhiên có thể đáp ứng thông qua phát triển nông thôn, và bất cứ sự đáp ứng thành công nào nhu cầu địa phương cũng sẽ đóng góp cho sự phồn thinh quốc gia. Nhưng khái niệm hiện đại về phát triển nông thôn nhấn mạnh hàng đầu vào đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn.


    2.1.2. Cách tiếp cn đối vi phát trin nông thôn
     
Đang tải...