Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thế Thắng
    Đơn vị côngtác: Trung tâm Nghiên cứu Quản lý giáo dục
    Thư điện tử: [email protected] Điện thoại: 0982867488
    Thư ký đề tài: Hồ Thanh Bình; Thành viên: Lương Thanh Phương
    Thời gian thực hiện: Tháng 5/2009 tháng 5/2010

    Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu nhằm xây dựng được cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông góp phần nâng cao cơ sở lý luận về lãnh đạo nhà trường phổ thông hiện nay.

    Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu các khái niệm, lý luận về lãnh đạo giáo dục, năng lực và năng lực lãnh đạo giáo dục

    - Nghiên cứu vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng trường trung học phổ thông

    - Nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng trường trung học phổ thông

    Phương pháp nghiên cứu

    - Nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, phân loại và nghiên cứu - phân tích tổng hợp để tổng quan, đánh giá các quan điểm lý luận về năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông.
    - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến chuyên gia về năng lực và năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lý luận

     Xác định khái niệm và các thuật ngữ liên quan: 1/ Năng lực: Phẩm chất và năng khiếu là điều kiện hình thành năng lực, còn tài năng là thành quả hoặc tinh hoa của năng lực. Năng lực là một khái niệm có nhiều thuật ngữ gần nghĩa và được định nghĩa đa dạng. Hơn nữa, do sự phát triển của khoa học và mở rộng của thuật ngữ, khái niệm năng lực cần gắn với các khía cạnh hoặc lĩnh vực cụ thể để xác định, nghiên cứu và vận dụng, trong đó có năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng trường trung học phổ thông, và được kết nối qua nhiều khái niệm khác nhau nhằm chỉ ra những năng lực cơ bản theo khuôn khổ của đề tài này. 2/ Lãnh đạo: Lãnh đạo thường được đề cập với hai nghĩa bao gồm hoạt động lãnh đạo và bản thân người lãnh đạo, nhưng chỉ đạo thì chủ yếu được đề cập về hoạt động của người lãnh đạo mặc dù vẫn được sử dụng trong các văn bản nhà nước như ban chỉ đạo.v.v Cũng như năng lực, vấn đề lãnh đạo và năng lực lãnh đạo nhà trường trung học phổ thông phải được lý giải bằng cắt nghĩa hàng loạt các vấn đề liên quan. Các vấn đề đó là: a/ Những cách tiếp cận trong nghiên cứu về lãnh đạo; b/ Các thành tố của lãnh đạo; c/ Mức độ của lãnh đạo. 3/ Lãnh đạo và quản lý giáo dục: tổng quan các quan niệm khác nhau trong đó nhấn mạnh, Lãnh đạo và quản lý cần được coi trọng như nhau nếu như nhà trường vận hành hiệu quả và đạt được mục đích. Tuy nhiên, những tài liệu hiện có cho thấy có ba sự khác biệt cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý, thứ nhất, xét theo góc độ tính cách và chức năng thì người lãnh đạo có thiên hướng về trái tim còn người quản lý lại hướng về khối óc. Và theo năm chức năng, gồm: chỉ đạo, sắp sếp nhân sự, quan hệ, phẩm chất nhân cách và kết quả. Thứ hai, theo góc độ tổ chức, được chia thành hai tiểu hệ thống nhiệm vụ để thực hiện nhằm tồn tại và phát triển, trong đó những nhiệm vụ tác nghiệp thiết yếu thuộc vai trò của người quản lý, và những nhiệm vụ quản lý chiến lược - người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm. Thứ ba, trong vai trò tổng thể, thì có bốn mức độ, gồm: nòng cốt, mong đợi, mở rộng, và tiềm năng.

    Đề cập đến các mô hình lãnh đạo giáo dục cơ bản: Mỗi mô hình lãnh đạo đã được đề cập cho đến nay chỉ thể hiện được một phần một khía cạnh riêng biệt của lãnh đạo. Có nhiều cách phân chia và đề cập đến mô hình lãnh đạo nhà trường, và theo Bush (2002) có bốn mô hình quản lý với chín mô hình lãnh đạo khác nhau: Lãnh đạo quản lý, Lãnh đạo tham gia, Lãnh đạo chuyển đổi. Lãnh đạo theo quan hệ, Lãnh đạo thực hiện. Lãnh đạo hậu hiện đại, Lãnh đạo theo tình huống . Mô hình Lãnh đạo đạo đức, Mô hình Lãnh đạo hướng dẫn. Và đưa ra nhận định chung: Các mô hình cho thấy rằng các khái niệm về lãnh đạo nhà trường là phức hợp và đa dạng, và đem lại sự hiểu biết hơn về lãnh đạo, đồng thời cũng nêu ra những khác biệt mà mỗi người lãnh đạo thành công nhất theo khả năng cá nhân và phối hợp các nét tiêu biểu của các mô hình này. Các mô hình này có thể phát triển hoặc bị loại bỏ tùy theo bối cảnh và nhu cầu của từng quốc gia, nhưng vẫn đang được giới khoa học giáo dục thế giới tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Và đa số các mô hình này chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.

    Phân tích về thuật ngữ “Lãnh đạo giáo dục” và Lãnh đạo nhà trường: Thuật ngữ “lãnh đạo giáo dục” thường được dùng để miêu tả các chương trình vượt ra ngoài phạm vi nhà trường, như lãnh đạo các trường đại học cộng đồng, các trường đại học độc quyền, các chương trình dựa vào cộng đồng và các trường đại học. Hoặc một số chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở các trường đại học của Hoa Kỳ và các chương trình giáo dục cho người lớn là một phần của khoa lãnh đạo giáo dục vì toàn bộ khoa chịu trách nhiệm giảng dạy các chuyên ngành lãnh đạo giáo dục cụ thể như lãnh đạo nhà trường đại học, lãnh đạo trường đại học cộng đồng, lãnh đạo dựa vào cộng đồng và lãnh đạo nhà trường phổ thông. Ngoài ra còn có một số chương trình chuyên sâu như lãnh đạo hoạt động của học sinh - sinh viên, lãnh đạo các hoạt động học tập, lãnh đạo giảng dạy đại học, giáo dục nghề nghiệp và quản trị nhà trường. Bên cạnh đó, có chương trình rất phổ biến là “Kiểm toán Chương trình - Curriculum Audits” cho phép đánh giá lãnh đạo nhà trường gắn với mục tiêu và mục đích của chương trình đào tạo. Trong những năm gần đây, lãnh đạo nhà trường hoặc - lãnh đạo giáo dục đã phổ biến và thay thế cho quản trị giáo dục (educational administration), thì thuật ngữ lãnh đạo hiện nay cho là một phần trong bức tranh công việc của nhà trường, của cấp phòng hoặc huyện, và các cơ quan nhân sự cấp bộ hoặc nhà nước, mà không đề cập đến các khía cạnh mà nghiên cứu phát hiện của các khoa trong trường đại học, là lãnh đạo liên quan đến vận hành nhà trường và cơ sở giáo dục. Lãnh đạo nhà trường cũng đã được phát triển thành các mô hình cơ bản thể hiện qua các nghiên cứu về lãnh đạo giáo dục gần đây.

    Phân tích về Năng lực lãnh đạo : Lịch sử của thuật ngữ năng lực lãnh đạo gắn với lịch sử ra đời của xu hướng năng lực bắt nguồn từ sự thay đổi bối cảnh kinh tế và chính trị vào cuối những năm 60, với khái niệm ’năng lực quản lý - managerial competency’ được sử dụng nhiều theo tác phẩm của McClelland (1973) và nhóm tư vấn McBer (thập kỷ 1970-xem Horton, 2002). Boyatzis đã xác định 19 năng lực gắn với việc thực hiện quản lý ở mức trung bình, chia thành năm nhóm (mục tiêu và hành động quản lý, lãnh đạo, quản lý nguồn nhân lực, tập trung vào các đối tượng khác và hướng dẫn nhân viên). Những ý tưởng này phổ biến rộng ở Anh nhờ chính phủ, ban đầu là báo cáo Đánh giá Chứng nhận Nghề nghiệp (De Ville, 1986), sau đó là phát triển và thực hiện trong Tiêu chuẩn Nghề Quốc gia (NOS) trong quản lý (Sáng tạo Chức năng Quản lý, 1987, 1997). Cách tiếp cận năng lực lúc này phát triển nhanh trở thành một trong các mô hình chủ đạo trong phát triển và đánh giá quản lý và lãnh đạo ở Anh (Miller , 2001; Rankin, 2002). Dù cùng nguồn gốc và tương tự về thuật ngữ được sử dụng ở Anh và Mỹ, tuy nhiên, thập kỷ 80 và 90 có sự khác biệt trong tính chất khi áp dụng của các thuật ngữ quanh khái niệm năng lực.

    Tổng quan và đưa ra những cách tiếp cận năng lực khác nhau.

    Phân tích Năng lực lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục, tác giả tổng quan các nghiên cứu khác nhau và nhận định: năng lực lãnh đạo là một khái niệm chưa được công nhận hoàn toàn nhưng là cơ sở của nhiều kỳ vọng vì đã chỉ ra được tương đối một tập hợp biểu hiện cho một khả năng nào đó của lãnh đạo; năng lực lãnh đạo là kết quả tinh hoa phức hợp của tri thức, kỹ năng thực hiện hiệu quả một hoạt động nào đó của người lãnh đạo. Tuy nhiên, có thể xác định năng lực lãnh đạo thuộc về cá nhân người lãnh đạo và cần năng lực lãnh đạo cho nhà trường hoặc bản thân nhà trường cần căn cứ mục đích và đối tượng và bối cảnh tác động.

    Phân tích chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT qua hệ thống văn bản pháp qui (điều 54, Luật Giáo dục năm 2005, Điều lệ nhà trường phổ thông.v.v .) với các yêu cầu phổ quát đối với bản thân người hiệu trưởng và với công việc mà người hiệu trưởng với vai trò là người đứng đầu nhà trường phải thực hiện, đặc biệt là tập trung thể hiện các khía cạnh: phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm, và trong đó có đề cập đến năng lực chuyên môn.Tóm lại, có thể xem xét với ba vai trò khác nhau với hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông, đó là: trong vai trò giáo viên; tiếp đến là vai trò của người quản lý, và vai trò thứ ba của hiệu trưởng là người lãnh đạo.

    Đề cập đến các thách thức trong công tác lãnh đạo nhà trường THPT.

    Phân tích các năng lực lãnh đạo cơ bản của hiệu trưởng nhà trường THPT: Nếu xét theo mức độ lãnh đạo, thì vấn đề thách thức cao nhất đối với năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trưởng trung học phổ thông là lãnh đạo toàn bộ nhà trường nhưng thực chất đây là lãnh đạo chiến lược vì kiến thức về lập kế hoạch chiến lược dễ dàng có được nhưng lãnh đạo chiến lược trở thành khó khăn thường trực đối với hiệu trưởng từng trường cả trước mắt và lâu dài. Để thực thi một chiến lược thành công là một quá trình lãnh đạo đầy thách thức của hiệu trưởng nhà trường. Những năng lực cơ bản được đề cập ở trên mới chỉ là những điểm chung nhất mà hiệu trưởng nhà trường nên thực thi trong quá trình lãnh đạo. Ngoài ra, mỗi trường khi xây dựng chiến lược phải xác định các đặc thù. Hơn nữa, không có năng lực nào quan trọng hoặc ít quan trọng vì lãnh đạo luôn phải thực hiện tốt nhất các năng lực này.

    2/ Một số khuyến nghị

    Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

    - Chủ trì xây dựng khung năng lực quản lý và lãnh đạo giáo dục và các chỉ số đo về năng lực lãnh đạo và quản lý của hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông.

    - Ban hành văn bản về hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý của hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông, làm cơ sở để hỗ trợ cho công tác cán bộ đối với vị trí hiệu trưởng nhà trường.

    - Công bố bảng tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường của hiệu trưởng trường trung học phổ thông theo từng địa phương, hoặc theo từng nhóm trường trên các phương tiện thông tin của ngành.

    - Phát triển năng lực lãnh đạo cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông bằng cách xác định các khả năng lãnh đạo và định lượng thực hành để phát huy các đặc điểm năng lực cá nhân theo kỹ năng, kiến thức, hành vi.

    Với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam


    - Tham gia xây dựng khung năng lực quản lý và lãnh đạo giáo dục và các chỉ số đo về năng lực lãnh đạo và quản lý của hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông.

    - Thiết kế cách đào tạo theo năng lực là gắn chặt với kết quả thực hiện công việc nhằm thay đổi hành vi hoặc thái độ học tập nhằm định hướng kết quả, học viên là trung tâm, thành thạo thao tác, hiệu quả cao trong môi trường làm việc.

    - Xây dựng các chương trình và tài liệu học tập về năng lực quản lý và lãnh đạo giáo dục của hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông.

    - Tham gia đào tạo - bồi dưỡng năng lực quản lý và lãnh đạo giáo dục của hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông.

    - Triển khai nghiên cứu sâu về năng lực quản lý và lãnh đạo giáo dục của hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông, và năng lực quản lý và lãnh đạo giáo dục của các cấp học và các vị trí lãnh đạo trong hệ thống giáo dục nước ta.

    Với cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông

    - Nâng cao nhận thức các vấn đề liên quan đến năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường

    - Thực thi các kỹ năng lãnh đạo nhằm thể hiện hiệu quả các vai trò lãnh đạo ở nhà trường, đồng thời chứng minh và nâng cao năng lực lãnh đạo của bản thân đối với các mức độ lãnh đạo.

    - Tích cực tham gia nghiên cứu và xây dựng khung và tiêu chí năng lực lãnh đạo và quản lý đối với hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông.

    TỪ KHÓA: 1/ Lãnh đạo; 2/ Quản lý; 3/ Năng lực; 4/ Năng lực lãnh đạo; 5/ Năng lực quản lý; 6/ Trường trung học phổ thông; 7/ Lãnh đạo trường phổ thông; 8/ Lãnh đạo giáo dục; 9/ Quản lý trường phổ thông; 10/ Hiệu trưởng.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...