Chuyên Đề Cơ sở lý luận về kinh tế trong thiết kế xây dựng (50 trang)

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I . KHÁI NHIÊM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ

    1. Khái niệm về thiết kế

    Công tác thiết kế thuộc về giai đoạn thực hiện dự án ban đầu của công trình cần xây dựng, bao gồm một số công việc chủ yếu như:

    - Lập và duyệt các phương án thiết kế công trình.

    - Tổ chức quản lý công tác thiết kế.v.v Quá trình thiết kế bao gồm:
    - Giai đoạn tiền thiết kế (lập dự án đầu tư, thiết kế tiền khả thi và thiết kế khả
    thi);

    - Giai đoạn thiết kế chính thức;

    - Giai đoạn sau thiết kế (giám sát tác giả, theo dõi thực hiện xây dựng trên thực địa để điều chỉnh và bổ sung thiết kế)

    2. Ý nghĩa của công tác thiết kế

    Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư.

    - Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử
    dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế hay chưa.

    - Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay chưa tốt, điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tốc độ thi công nhanh hay chậm, giá thành công trình hợp lý hay không v.v

    - Trong giai đoạn kết thúc đầu tư, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn.


    Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư XDCB. Nó có vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư

    II . TỔ CHỨC CÔNG TÁC THIẾT KẾ XÂY DỰNG

    1. Những nguyên tắc thiết kế xây dựng

    - Giải pháp thiết kế phải cụ thể hoá tốt nhất chủ trương đầu tư;

    - Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế
    - tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng;

    - Khi lập dự án các phương án thiết kế phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các mặt: tiện nghi, bền chắc, kinh tế và mỹ quan;

    - Phải tôn trọng trình tự chung của quá trình thiết kế phương án là trước hết phải đi từ các vấn đề chung và sau đó mới đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể;

    - Phải đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh của giải pháp thiết kế, đảm bảo mối quan hệ ăn khớp giữa các bộ phận của thiết kế, giữa thiết kế và thực hiện xây dựng trên thực tế;

    - Phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức và thiết kế có cơ sở khoa học và tiến bộ, xác định đúng mức độ hiện đại của công trình xây dựng;

    - Phải lập một số phương án để so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất.

    2. Các bước thiết kế xây dựng công trình: (điều 54 Luật xây dựng)

    - Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ
    thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

    - Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:

    a. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

    b. Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và bước thíêt kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình qu định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

    c. Thiết kế ba bước bao gồm bước tiết kế cơ sở, bước tiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư và có quy mô phức tạp.

    - Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên. Các bước thiết kế tíêp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở thiết kế trước đã được phê duyệt.

    - Việc thiết kế xây dựng phải tuân theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng do Nhà nước ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của nước ngoài được quy định trong Tiêu chuẩn Xây dựng.


    III . NỘI DUNG CỦA HỒ SƠ THIẾT KẾ

    1 . Nội dung hồ sơ thiết kế sơ bộ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...