Chuyên Đề Cơ sở lý luận về hàng tồn kho

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Cơ sở lý luận về hàng tồn kho

    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG TỒN KHO

    1.1. TỔNG QUÁT VỀ HÀNG TỒN KHO

    1.1.1. Định nghĩa, nội dung, đặc điểm hàng tồn kho
    1.1.1.1. Định nghĩa hàng tồn kho:
    Theo Chuẩn mực kế toán số 02, hàng tồn kho là những tài sản:
    + Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
    + Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang;
    + Nguyên liệu, vật liệu, công dụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
    1.1.1.2. Nội dung khoản mục hàng tồn kho:
    Trên bảng cân đối kế toán hàng tồn kho được trình bày tại phần A “Tài sản ngắn hạn” gồm hai chỉ tiêu : giá trị hàng tồn kho và tổng số dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
    Trên bản thuyết minh báo cáo tài chính chi tiết các loại hàng tồn kho được công bố bao gồm:
     Hàng hoá mua về để bán: hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi gia công chế biến;
     Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
     Sản phẩm dở dang:sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa nhập kho thành phẩm;
     Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường.
     Chi phí dịch vụ dở dang
    * Chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trình bày bằng số âm.
    1.1.1.3.Đặc điểm khoản mục hàng tồn kho và những ảnh hưởng đến công tác kiểm toán:
     Hàng tồn kho có các đặc điểm
    + Hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán vì vậy ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong năm.
    + Hàng tồn kho có tỷ lệ lớn trong tổng tài sản lưu động của một doanh nghiệp, là chu trình chủ yếu trên Báo cáo tài chính nên rất dễ xảy ra những sai sót hoặc gian lận lớn, gây ảnh hưởng trọng yếu về chi phí và kết quả kinh doanh.

    + Có nhiều phương pháp để định giá hàng tồn kho, ngay cả với mỗi loại hàng tồn kho cũng có thể xây dựng cách tính khác nhau như phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp giá thực tế đích danh hay phương pháp nhập trước- xuất trước (FIFO) Với mỗi cách tính sẽ đem lại những kết quả khác nhau, bên cạnh đó việc xác định giá trị hàng tồn kho lại có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán, ảnh hưởng trọng yếu tới việc xác định lợi nhuận thuần trong năm tài chính. Vì vậy để thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực, các kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán phải nắm bắt được phương pháp tính giá hàng tồn kho mà khách hàng đang sử dụng cùng với việc áp dụng nó trong thực tiễn. Thực tế hiện nay vẫn còn có những doanh nghiệp không áp dụng nhất quán cách xác định trị giá hàng tồn kho giữa các niên độ kế toán, điều này rất dễ dẫn đến những sai sót đáng kể
    + Hàng tồn kho rất đa dạng về chủng loại, được bảo quản và quản lý tại nhiều địa điểm (kho) khác nhau, do nhiều người phụ trách vật chất (thủ kho). Điều kiện bảo quản đối với từng loại hàng tồn kho là rất khác nhau. Chính vì thế, thực hiện công việc kiểm soát vật chất, kiểm kê về chất lượng cũng như giá trị là rất phức tạp, khả năng xảy ra sai sót, gian lận là nhiều hơn so với các tài sản khác. Cụ thể: có nhiều hàng tồn kho rất khó phân loại và định giá như các linh kiện điện tử phức tạp, các công trình xây dựng dở dang hay kim khí qúy (đòi hỏi có ý kiến của các chuyên gia nên mang tính chủ quan cao).
    + Hàng tồn kho cũng như nhiều loại tài sản khác, phải chịu ảnh hưởng của hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình (bị hư hỏng sau một khoảng thời gian nhất định, dễ bị lỗi thời ). Điều này yêu cầu các kiểm toán viên phải có những hiểu biết cụ thể về từng loại hàng tồn kho có trong doanh nghiệp cũng như xu hướng biến động của chúng, từ đó xác định chính xác được giá trị hao mòn của từng loại.
    + Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho giữ vai trò trung gian trong quá trình chuyển hóa các nguồn lực của đơn vị thành kết quả kinh doanh. Do đó hàng tồn kho có liên quan đến hầu hết các chu trình này. Trong đó, hàng tồn kho đặc biệt có liên hệ mật thiết đến các chu trình bán hàng-thu tiền, chu trình mua hàng-trả tiền và chu trình tiền lương. vì vậy khi tiến hành


    kiểm toán, phải có sự xem xét mối liên hệ giữa các chu trình này, do có thể xảy ra những sai sót mang tính chất dây chuyền giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất.
     Chu trình vận đông của hàng tồn kho bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sang sản phẩm dở dang rồi đến thành phẩm hàng hoá. Sự vận động của hàng tồn kho ảnh hưởng tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán, chi phí sản phẩm dở dang, dự phòng giảm giá hàng tồn kho Là những chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển của Doanh nghiệp. Hàng tồn kho là một khoản mục nhạy cảm với gian lận và chịu nhiều rủi ro. Khi thực hiện Kiểm toán thì chu trình hàng tồn kho luôn là một chu trình Kiểm toán quan trọng trong Kiểm toán báo cáo tài chính.

    1.1.2.Mối quan hệ giữa HTK & GVHB
    Giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có mối quan hệ trực tiếp và rất mật thiết, do đó đối với các kiểm toán viên khi kiểm toán hàng tồn kho thường tiến hành kiểm toán đồng thời với giá vốn hàng bán.
    Để đánh giá dòng chảy của hàng tồn kho, ta có phương trình hàng tồn kho:
    HTK đầu kỳ + Mua ròng – Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho cuối kỳ
    Theo phương trình, ta thấy một khi doanh nghiệp đánh giá hàng tồn kho không hợp lý bằng cách khai thiếu giá vốn hàng bán ( khai thiếu các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho) sẽ làm hàng tồn kho cuối kỳ tăng lên và lợi nhuận cũng bị thổi phồng lên.
    Một khái niệm quan trọng trong kế toán hàng tồn kho là dòng chi phí.
    Giá vốn hàng bán = HTK đầu kỳ + Chi phí HTK mua trong kỳ
    Theo phương trình, nếu tất cả hàng HTK đều được mua hoặc sản xuất trong thời kỳ chúng đem đi bán hết thì giá vốn hàng bán lúc đó bằng với chi phí mua hàng hoặc chi phí sản xuất. Còn nếu HTK được dự trữ cuối kỳ kế toán để sau này xuất bán thì doanh nghiệp phải xác định phương pháp tính giá xuất hàng HTK sao cho có lợi nhất cho mình và chi phí dự trữ.

    Trong một thị trường ổn định, khi giá không thay đổi nhiều thì việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho nào không quan trọng lắm vì tất cảc các phương pháp cho cùng một kết quả khi giá không đổi từ kỳ này sang kỳ khác, nhưng trong một thị trường không ổn định, giá cả lên xuống thất thường thì mỗi phương pháp có thể cho một kết quả khác, do đó khi phân tích HTK nhà đầu tư cũng nên xem xét DN đang sử dụng phương pháp tính giá HTK theo phương pháp nào, có sự thay đổi phương pháp từ kỳ này sang kỳ khác.
     
Đang tải...