Thạc Sĩ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC [Tham khảo làm luận văn Th

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    1.1. Quan niệm chung về cán bộ, công chức

    1.1.1. Cán bộ, công chức

    1.1.2. Cán bộ, công chức chính quyền cơ sở
    1.2.3. Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

    1.2. Năng lực, năng lực thực thi công việc, năng lực lãnh đạo, quản lý
    1.2.1. Năng lực
    1.2.2. Năng lực thực thi công việc
    1.2.3. Năng lực lãnh đạo, quản lý

    1.3. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực
    1.3.1. Đào tạo, bồi dưỡng
    1.3.2. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
    1.3.3. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức

    NỘI DUNG

    1.1. Quan niệm chung về cán bộ, công chức

    1.1.1. Cán bộ, công chức

    Thuật ngữ cán bộ được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc và được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ban đầu nó được dùng nhiều trong quân đội để phân biệt giữa chiến sỹ và cán bộ; cán bộ ở đây là những người làm nhiệm vụ chỉ huy từ tiểu đội phó trở lên và dần dần từ cán bộ được dùng rộng rãi để chỉ cả những người hoạt động kháng chiến thoát ly, để phân biệt với nhân dân. Khi vào nước ta từ cán bộ đã biến đổi không còn như nghĩa gốc; tuy nhiên cái hàm nghĩa: Bộ khung, người làm nòng cốt, người chỉ huy luôn được nhận thức và lưu giữ. Theo cách hiểu thông thường, cán bộ được coi là tất cả những người thoát ly, làm việc trong bộ máy chính quyền, đảng, đoàn thể, quân đội. Trong quan niệm hành chính, trước đây cán bộ được coi là những người có mức lương từ cán sự trở lên, để phân biệt với nhân viên có mức lương thấp hơn mức lương cán sự.
    Theo từ điển Tiếng Việt, cán bộ là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong các cơ quan nhà nước (cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị ) . Hiểu theo nghĩa khác cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ (Đoàn kết giữa cán bộ và chiến sĩ, họp cán bộ và công nhân nhà máy, làm cán bộ Đoàn thanh niên )[21,tr 109].

    Trong các tổ chức Đảng, đoàn thể cán bộ được dùng để chỉ những người được bầu giữ chức vụ lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở để phân biệt với đảng viên, đoàn viên, hội viên, hoặc những người làm công tác chuyên trách trong các tổ chức đảng, đoàn thể, hưởng lương từ các tổ chức đó. Trong các cơ quan nhà nước cũng có những người thuộc biên chế nhà nước nhưng làm công tác đảng, đoàn thể chuyên trách được gọi là cán bộ chuyên trách. Đối với lực lượng quân đội nhân dân, những người giữ chức vụ từ tiểu đội trưởng, tiểu đội phó trở lên được gọi là cán bộ tiểu đội, cán bộ trung đội, cán bộ đại đội Trong bộ máy nhà nước cán bộ cũng được sử dụng với nhiều các hiểu khác nhau: Những người giữ các chức vụ trong các cơ quan nhà nước do được bầu cử (Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp ) hay được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành trong các cơ quan nhà nước (Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, Vụ trưởng ).

    Điều 8, Hiến pháp năm 1992, đã được sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: “ Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân ”. Theo Hiến pháp những người phục vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước bao gồm cán bộ và viên chức. Tuy không chỉ rõ đối tượng nào là cán bộ, viên chức, nhưng qua các quy định của Hiến pháp có thể hiểu trong bối cảnh của điều luật thì cán bộ là những người được bầu để đảm nhiệm các chức vụ theo nhiệm kỳ trong bộ máy nhà nước, những người được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy, điều hành; còn viên chức là những người phục vụ nhà nước bằng chuyên môn nhất định (hoạt động của họ có tính chất nghề nghiệp); những đối tượng mà quan hệ công vụ của họ được hình thành trên cơ sở hợp đồng hành chính (hợp đồng lao động) trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.

    Cụ thể hóa Hiến pháp, năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh cán bộ, công chức. Trong đó thuật ngữ cán bộ được sử dụng với nội hàm và ngoại biên rộng hơn thuật ngữ cán bộ được sử dụng trong Hiến pháp. Pháp lệnh không sử dụng thuật ngữ cán bộ, công chức nhà nước mà dùng thuật ngữ cán bộ, công chức nói chung để chỉ những đối tượng làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Như vậy về hình thức giữa Hiến pháp và Pháp lệnh không có sự thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ và phạm vi điều chỉnh của các thuật ngữ này cũng khác nhau. Bên cạnh đó, Pháp lệnh chưa đưa ra được định nghĩa cho từng đối tượng cán bộ, công chức. Pháp lệnh cán bộ, công chức được sửa đổi bổ sung năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng không có quy định cụ thể hơn để phân biệt đâu là cán bộ, đâu là công chức. Pháp lệnh chỉ mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.

    Có thể thấy, có rất nhiều cách hiểu về cán bộ, tuy nhiên cách hiểu chung nhất có thể khái quát như sau: Cán bộ là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, những đối tượng mà hoạt động của họ mang nhiều tính chính trị, gắn liền với chính trị và bị chi phối bởi nhiều yếu tố chính trị[23,tr12]. Cụ thể hơn, cán bộ đã được định nghĩa trong Luật cán bộ, công chức năm 2008, có hiệu lực từ năm 2010: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước[22].

    Công chức là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở nhiều nước. Đây là khái niệm mang tính lịch sử, đồng thời phản ánh đặc sắc riêng của nền công vụ và tổ chức bộ máy nhà nước mỗi quốc gia. Tùy thuộc vào đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội và chế đội chính sách của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà nội dung của khái niệm công chức được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở các quốc gia tồn tại nhiều đảng phái chính trị, công chức chỉ được hiểu là những người giữ công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, được xếp vào ngạch, bậc công chức, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Còn ở những nước chỉ có duy nhất một đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì quan niệm công chức được hiểu rộng hơn, không chỉ gồm những chủ thể nêu trên mà còn cả những đối tượng có dấu hiệu tương tự, nhưng làm việc trong cả các tổ chức đảng, tổ chức chính trị- xã hội. Do đó, trong thực tế khó đưa ra được quan niệm chung về công chức cho tất cả các quốc gia trong quá trình phát triển của nó; thậm chí ngay trong một quốc gia, ở từng thời kỳ phát triển khác nhau, thuật ngữ này cũng mang những nội dung khác nhau.

    Ở Việt Nam, lần đầu tiên thuật ngữ công chức được đề cập đến trong Quy chế công chức Việt Nam, ban hành kèm theo Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ, cộng hòa: Những công dân Việt Nam được chính quyền, nhân dân tuyển để giữ chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ Quy định[2]. Công chức tại sắc lệnh này thực chất là những người làm việc trong các cơ quan Chính phủ, không bao gồm những người làm việc trong các tổ chức sự nghiệp nhà nước, trong các cơ quan khác của nhà nước như viện kiểm sát, tòa án

    Hiện nay, từ công chức hiểu theo nghĩa thông thường là: Người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp[21,tr207]. Cụ thể hơn, tại Luật cán bộ, công chức năm 2008, công chức được xác định là: Công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong tổ chức thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong tổ chức thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật[22].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    _________
    1. Nguyễn Thị Minh An, Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2010, tr170
    2. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về Quy chế công chức
    3. Chính phủ, Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn
    4. Chính phủ , Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010, quy định những người là công chức
    5. Chính phủ, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    6. A.G.Côvaliốp, Tâm lý học cá nhân, Nxb giáo dục, Hà Nội 1971, tr90
    7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
    8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
    9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa X
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
    19. Phạm Tất Dong, Giúp bạn chọn nghề, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1989, tr 72
    20. Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia- sự thật, 1990-2000, tập 12
    21. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2004, tr109
    22. Quốc hội, Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008
    23. Nguyễn Minh Sản, Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị- Hành chính, Hà nội, 2009
    24. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 về phê duyệt đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015
    25. Lô Quốc Toản, Quan niệm về dân tộc thiểu số hiện nay, Tạp chí Mặt trận, số 47
    26. Mạc Văn Trang, Thử đề xuất một quan niệm về nhân cách trong cơ chế thị trường, Tạp chí Tâm lý học số (8/2000)
    27. William J.Rothwell, Tối đa hóa năng lực nhân viên, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội 2011, tr116
    28. Nguyễn Ngọc Vân, Trao đổi về đào tạo công chức, Tạp chí Nhà nước số 3/2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...