Tiểu Luận Cơ sở lý luận về cơ chế tài chính và biểu hiện của khủng hoảng tài chính

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Cơ sở lý luận về cơ chế tài chính và biểu hiện của khủng hoảng tài chính
    LỜI NÓI ĐẦU


    Chính sách tiền tệ hướng cơ bản vào mục tiêu giữ vững giá trị và đối ngoại của đồng Việt Nam , tăng cường huy động mọi nguồn vốn trong nước để đầu tư , cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế . hính sách lãi suất đồng Việt Nam thực dương , linh hoạt trên cơ sở phản ánh đúng cung cầu tín dụng thực tế trên thị trường .


    Xây dựng và hình thành thị trường nội tệ với đầy đủ các công cụ hoạt động nhằm phát triển tương xứng với thị trường ngoại tệ . Trên cơ sở phát triển và hoàn thiện song song hai thị trường này, Ngân hàng Nhà nước sử dụng hiệu quả công cụ thị trường mở để có thể phối hợp can thiệp linh hoạt , hợp lý và tăng cường khả năng hỗ trợ lẫn nhau để đạt được các mục tiêu chính sách một cách hài hoà nhất .


    Xây dựng chính sách tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp với cung cầu . Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp xác định tỷ giá sát thực hơn nhằm xây dựng một mức tỷ giá thực dương tương đối của đồng Việt Nam , trên cơ sở đó xây dựng các hàm tỷ giá mục tiêu hợp lý đối với từng thời kỳ phát triển kinh tế để có chiến lược điều hành cụ thể .


    Kiện toàn và phát triển hệ thống ngân hàng lành mạnh , hiện đại . Hoàn thiện các chế tài , khung pháp lý thông qua các quy chế , quy định tạo ra một cơ sở pháp lý chuẩn mực cho các ngân hàng hoạt động . Sắp xếp , cơ cấu lại các ngân hàng thương mại (đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần ) , có biện pháp dứt khoát như sáp nhập hay giải thể các ngân hàng nhỏ , hoạt động yếu kém , thua lỗ .


    Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng để giảm tối đa mức nợ quá hạn , nợ đọng và nợ khó đòi . Có chính sách quản lý vay trả nợ cụ thể đối với các doanh nghiệp Việt Nam , đối với các ngân hàng thương mại bảo lãnh và xây dựng kế hoạch xử lý các khoản nợ nước ngoài ở tầm vĩ mô .


    Kiện toàn và phát huy hiệu quả của hệ thống thanh tra , kiểm soát và kiểm toán ngân hàng .
    Các giải pháp cần phối hợp đồng bộ khác :


    Cùng với các giải pháp trước mắt và dài hạn của ngành ngân hàng , để phối hợp ngăn chặn và hạn chế tối đa những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ khu vực đối với Việt Nam , ngân hàng Nhà nước kiến nghị chính phủ chỉ đạo các bộ ,ngành có liên quan tăng cường các giải pháp sau :


    Tăng cường tiết kiệm chi tiêu để giảm bớt bội chi ngân sách , có chính sách sử dụng các nguồn đầu tư từ nguồn ngân sách hợp lý , cắt giảm đầu tư cho các lĩnh vực kém hiệu quả . Kiện toàn và xây dựng chính sách thuế lành mạnh , hợp lý , hạn chế thất thu và hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên (đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu mũi nhọn ) .


    Có chính sách hỗ trợ xuất khẩu thông qua các công cụ thuế ,các quỹ trợ giá , kho đệm hàng hoá Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không cần thiết và tận dụng tối đa những gì mà chúng ta có thể đáp ứng được để tiết liệm ngoại tệ .
    Tăng cường công tác chống buôn lậu và quản lý thị trường nội địa nhằm ngăn chặn các luồng hàng buôn lậu tràn vào Việt Nam gây khó khăn cho nền sản xuất trong nước và tăng cầu ngoại tệ trên thị trường .


    Nhanh chóng kiện toàn và xử lý các doanh nghiệp nhà nước thông qua các biện pháp giải thể , sáp nhập hoặc cổ phần hoá các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ , không trả nợ được để tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát huy được hiệu quả trong công tác tín dụng .


    Các bộ ngành tăng cường phối hợp với ngân hàng nhà nước trong việc giám sát thực hiện đúng các quy định về quản lý ngoại hối hiện ahnhf trên lãnh thổ Việt Nam của các cá nhân , các doanh nghiệp .
    Hướng công tác tuyên truyền , thông tin báo chí phục vụ cho các chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá . Tuyệt đối tránh việc đưa các thông tin thiếu chính xác và sai lệch kên các phương tiện thông tin tuyên truyền này , đặc biệt là những vấn đề hết sức nhạy cảm như tỷ giá hối đoái .


    Bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp để tạo điều kiện ổn định chung
     
Đang tải...