Thạc Sĩ Cơ sở lý luận về chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh [Tham khảo làm Luận văn Thạc sỹ]

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chức năng của HĐND là những phương diện hoạt động chủ yếu của HĐND nhằm thực hiện vai trò, nhiệm vụ của HĐND.
    Căn cứ vào Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND các cấp đều có 2 chức năng cơ bản là chức năng quyết định và chức năng giám sát.

    1.1.2.1. Chức năng quyết định

    Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ghi nhận như sau:
    HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước [31, tr.29].

    Để có cơ sở pháp lý cho HĐND cấp tỉnh thực hiện tốt chức năng này, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã xác định cụ thể nội dung những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND bao gồm:
    + Quyết định về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (Điều 11).
    + Quyết định về phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao (Điều 12).
    + Quyết định về phát triển khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trường (Điều 13).
    + Quyết định về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội (Điều 14).
    + Quyết định về thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo (Điều 15).
    + Quyết định về việc thi hành pháp luật (Điều 16).
    + Quyết định việc xây dựng chính quyền địa phương (Điều 17)
    Như vậy, nội dung, chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh rất rộng, bao gồm tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá, khoa học, quốc phòng, an ninh. Điều này một lần nữa khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HĐND trong chính quyền địa phương. Mặt khác, đây cũng là những căn cứ pháp lý để tạo ra môi trường thuận lợi cho chính quyền địa phương khai thác hết mọi tiềm năng, nội lực sẵn có của mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ đối với cử tri và cấp trên giao cho.
    Ở đây chúng ta cần lưu ý, theo quy định của pháp luật, trong chức năng quyết định, HĐND có thẩm quyền rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của địa phương. Vì vậy, khi đưa ra các quyết định đó phải đảm bảo tính dân chủ và tính khả thi trên thực tế, tránh tình trạng mọi vấn đề được quyết định trước, đến kỳ họp HĐND, đại biểu chỉ giơ tay biểu quyết một cách hình thức, không có sự bàn bạc, thảo luận. Thực hiện thảo luận và biểu quyết dân chủ là điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các quyết định của Hội đồng.

    Để thực hiện chức năng quyết định, HĐND thông qua các kỳ họp ra các nghị quyết dựa trên nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Để ban hành các nghị quyết quyết định các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, HĐND phải tiến hành các kỳ họp để lấy ý kiến của tập thể đại biểu. Kỳ họp chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu tham dự và các nghị quyết được coi là hợp pháp khi có tối thiểu quá nửa số đại biểu dự họp tham gia biểu quyết (trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu HĐND). Như vậy, để ban hành các nghị quyết, HĐND phải phát huy vai trò trí tuệ tập thể, phải được sự thống nhất ý chí của các đại biểu và phải đạt được sự đồng thuận với ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân địa phương. Bởi vậy, để các nghị quyết đạt được tính khả thi cao trong thực tế đòi hỏi các đại biểu phải thực sự có năng lực, có kỹ năng hoạt động tốt. Các đại biểu phải là những người thực sự có đức, có tài, tâm huyết với nhân dân, với sự nghiệp phát triển đi lên của địa phương và đất nước. Người đại biểu HĐND phải là người biết gần dân, biết tôn trọng nhân dân, biết lắng nghe và tiếp thu các ý kiến từ nhân dân. Đồng thời, người đại biểu phải thực sự có khả năng nắm bắt, xử lý thông tin, phải có khả năng đánh giá tình hình phát triển của địa phương. Có như thế, tại các kỳ họp họ mới có thể đưa ra các ý kiến thảo luận thực sự đúng đắn, khoa học, phù hợp sát thực với tình hình thực tiễn của địa phương. Trên cơ sở đó góp phần để HĐND đưa ra các nghị quyết phù hợp với điều kiện địa phương và đạt tính khả thi cao trên thực tế.
    Chất lượng, hiệu quả của các quyết định do HĐND thể hiện trong các nghị quyết được đánh giá thông qua tính hiệu quả của các nghị quyết đó khi được triển khai thực hiện trên thực tế. Cụ thể là, nghị quyết đó sau khi được ban hành có được triển khai thực hiện hay không, kết quả triển khai thực hiện cao hay thấp, đạt được bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch ban đầu, hiệu quả kinh tế như thế nào, việc thực hiện nghị quyết đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương, góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước đến đâu
    Như vậy, nội dung chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh rất rộng, hình thức thực hiện thông qua các nghị quyết, các tiêu chí để đánh giá chất lượng các quyết định đó chỉ mang tính chung chung. Bởi vậy, trên thực tế ở rất nhiều địa phương, công tác đánh giá chất lượng các quyết định đó đã không được tiến hành hoặc chỉ tiến hành một cách hình thức, không đưa ra được các kết luận cụ thể để rút ra các kinh nghiệm khi đưa ra các quyết định mới. Thậm chí, một số nghị quyết đang trong quá trình triển khai đã bộc lộ tính kém hiệu quả, thậm chí thất bại ngay khi chưa triển khai xong. Nhưng do không có sự đánh giá khách quan cần thiết nên vẫn cứ tiến hành theo kế hoạch dẫn đến hậu quả không đáng có. Một số các dự án, công trình sau khi được HĐND tỉnh ra nghị quyết quyết định triển khai đã để lại hậu quả kinh tế, xã hội nặng nề cho địa phương, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền và cán bộ công chức nhà nước.
    Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm thế nào để HĐND tỉnh thực hiện tốt chức năng quyết định, góp phần giải quyết tốt các vấn đề đặt ra đối với từng địa phương, nâng cao đời sống cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    1.1.2.2. Chức năng giám sát
    Đoạn 3 Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định:
    HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thường trực HĐND, UBND,TAND,VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương [31, tr.10].
    Qua quá trình phát triển, vai trò, chức năng giám sát của HĐND ngày càng được hoàn thiện. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã đánh dấu một bước phát triển mới về chức năng giám sát của HĐND cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, nâng cao được vị thế và vai trò của HĐND hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...