Chuyên Đề Cơ sở lý luận về chất lượng, QLCL và yếu tố con người trong Quản lý chất lượng

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Cơ sở lý luận về chất lượng, QLCL và yếu tố con người trong Quản lý chất lượng

    Lời mở đầu​
    Hiện nay trên thế giới vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng ngày càng được quan tâm. Các doanh nghiệp ở nước ta cũng như trên thế giới đều nhận thức và đánh giá được tầm quan trọng của chất lượng trong cạnh tranh vì sản xuất và kinh doanh có chất lượng mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với chi phí hợp lý nhất.
    Hầu hết các phương thức quản lý chất lượng của các nước đều coi trọng vai trò con người trong quản lý chất lượng. TQM rất coi trọng yếu tố con người trong quản lý và thường nhấn mạnh về vấn đề đào tạo, vấn đề uỷ quyền và vấn đề làm việc theo nhóm – ISO 9000 thì chú ý đến sự cam kết của lãnh đạo và của toàn doanh nghiệp, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo cấp cao đối với chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hệ chất lượng.
    Đối với các doanh nghiệp nước ta, trong khi các nguồn lực tối quan trọng như tài chính, công nghệ còn rất thiếu thốn và nghèo nàn ở phần lớn các doanh nghiệp thì con người chính là nguồn lực cơ bản nhất, quan trọng nhất để cải tiến chất lượng sản phẩm, cải tiến hoạt động quản lý chất lượng và xây dựng hệ thống chất lượng ở nước ta trong thời gian tới. Trên cơ sở khai thác các nguồn lực hiện có và các nguồn lực tiềm năng, yếu tố con người sẽ là động lực cơ bản để kiện toàn và gia tăng các nguồn lực quản lý, công nghệ, tài chính và thông tin, nâng cao một bước đáng kể trình độ chất lượng của hàng hoá, dịch vụ nước ta đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và khách hàng nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới và hội nhập.
    Trong khuôn khổ đề tài em xin được trình bầy những hiểu biết của mình thông qua bài giảng của thầy và các tài liệu nghiên cứu về yếu tố con người.


    Mục lục

    Lời mở đầu 1

    phần 1: Cở sở lý luận về chất lượng, QLCL và yếu tố con người trong Quản lý chất lượng 2
    I. Các khái niệm cơ bản: 2
    1. Khái niệm về “Chất lượng”: 2
    2. Khái niệm “Quản lý chất lượng": 3
    II. Vai trò và yếu tố con người trong “Quản lý chất lượng”: 6
    1. Khách hàng: 6
    2. Người lãnh đạo: 8
    3. Cán bộ công nhân viên: 10
    III. Các quan điểm về con người của các nhà kinh tế 10
    1. Quan điểm của Taylor: 10
    2. Lý thuyết hành vi trong lãnh đạo 11
    3. Quan điểm của Nhật: 13
    4. Lý thuyết nhu cầu của Maslow: 15
    5. Lý thuyết của Herzberg(Đại học Chicagô-Mỹ): 15
    6. Sự kết hợp của hai lý thuyết: 16
    7. Quan niệm của Toole về lao động: 16
    8. Huy động yếu tố con người vào trong QLCL: 18

    Phần 2: Thực trạng về sử dụng yếu tố con người trong Quản lý chất lượng ở Việt Nam 20
    I. Vấn đề nhận thức: 20
    1. Nhận thức về mối quan hệ giữa chất lượng và thị trường: 20
    2. Về trình độ: 22
    3. Một số hạn chế trong nhận thức về quản lý chất lượng: 23
    II. Khả năng thích ứng: 25
    III. Các thành tựu và tồn tại: 25
    1. Thành tựu: 25
    2. Tồn tại 26
    IV. Hiệu quả mang lại cho các doanh nghệp khi đã xác định rõ vấn đề “Vai trò của yếu tố con người trong QLCL”: 27

    phần 3: Một số giải pháp cải tiến tình hình 29
    1. Giáo dục và đào tạo các thành viên. 29
    2. Phương pháp quản lý 31
    3. Đối với Nhà nước 31

    kết luận 33

    Tài liệu tham khảo 34
     
Đang tải...