Luận Văn Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính
    LỜI MỞ ĐẦU​​​Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, một doanh nghiệp muốn hoạt đông hiệu quả và trở thành người chiến thắng trên thương trường thì doanh nghiệp đó phải biết rõ mình là ai? hoạt động như thế nào? hiệu quả kinh tế và tình hình tài chính ra sao? Để làm được điều đó thì họ phải có trong tay những công cụ quản lý hữu hiệu. Một trong những công cụ đó là các thông tin trên báo cáo tài chính. Sau mỗi chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiêp phải lập báo cáo tài chính nhằm tổng hợp đánh giá một cách khái quát tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn và tình hình tài chính. Trên cơ sở những số liệu phản ánh trên báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ đánh giá được thực trạng tình hình tài chính của mình đồng thời phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm ra những giải pháp thích hợp để khắc phục cho những kỳ kinh doanh tiếp theo. Báo cáo tài chính không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó còn là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, ngân hàng, người lao động . Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp dưới một góc độ khác nhau. Song tất cả đều có một mục đích chung là nắm được thực trạng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để dưa ra quyết định cuối cùng của mình.
    Tuy nhiên, các thông tin trên báo cáo tài chính chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc kiểm tra báo cáo tài chính là công việc cần thiết đầu tiên để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc xét duyệt báo cáo quyết toán, đồng thời tạo niềm tin cho người sử dụng báo cáo tài chính. Về thực chất, kiểm tra báo cáo tài chính bao gồm những phương pháp phân tích, khảo sát, so sánh đối chiếu một cách có hệ thống các thông tin, dữ liệu qua các tài liệu, báo cáo và sổ sách kế toán nhằm phát hiện và sửa chữa những sai lầm, bảo đảm tính chính xác của số liệu.
    Có thể nói, so với hệ thống báo cáo tài chính áp dụng trong các doanh nghiêp trước đây, hệ thống báo cáo tài chính hiện hành là một bước đột phá căn bản. Hệ thống biểu mẫu đã được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế. Số lượng báo cáo kế toán giảm đáng kể, việc lâp và xét duyệt đơn giản ít tốn kém về thời gian. tuy nhiên hệ thống báo cáo tài chính hiện hành vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, biểu mẫu vẫn còn quá cồng kềnh, phức tạp, chưa thực sự phù hợp với trình độ quản lý của Việt Nam.Trong phạm vi đề án này, em xin đi sâu vào việc lập và kiểm tra báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    KẾT LUẬN​​​
    Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của toàn bộ quy trình kinh tế tài chính trong các Doanh nghiệp. Nó là thông tin tổng hợp theo các chỉ tiêu nhằm thoả mãn thông tin cần thiết cho các chủ thể trong và ngoài Doanh nghiệp, Nó cũng là công cụ quản lý hữu hiệu đối với các nhà quản trị. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Doanh nghiệp trong các kỳ đã qua và từ đó người phân tích đưa ra những nhận định về tình hình tài chính của Doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời qua các báo cáo tài chính, chúng ta có thể đánh giá được trình độ của công tác kế toán ở nước ta hiện nay.
    Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính để đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp trước con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì so với các nước phát triển, hệ thống báo cáo tài chính của ta dù được sửa đổi nhiều lần vẫn còn thiếu khoa học, quá cồng kềnh, phức tạp gây khó khăn cho những người làm công tác kế toán. Để có thể xây dựng một hệ thống báo cáo tài chính hoàn chỉnh cần có sự tham gia của những người nghiên cứu kế toán đồng thời cần sự đóng góp của những người trực tiếp làm công tác kế toán ở các Doanh nghiệp. Có như vậy, hệ thống báo cáo tài chính của nước ta mới thực hiện được hết vai trò của mình.
     
Đang tải...