Luận Văn Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA




    Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
    I.VAI TRÒ CỦA VỐN ODA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI.

    1.Khái niệm, đặc điểm của nguồn vốn ODA.
    a, ODA là gì?
    ODA là tên viết tắt của ba chữ tiếng Anh: Official development Assistance, có nghĩa là: Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức.
    Năm 1972, OECD, tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển Đây là tổ chức tập hợp hầu hết các nhà tài trợ song phương lớn trên thế giới, hiện nay có 30 thành viên, trong đó có 22 nước và cộng đồng châu Âu (EU) Là các nhà tài trợ vốn ODA.
    đã đưa ra định nghĩa ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”.
    Với tên gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, ODA về nguyên tắc chỉ tập trung cho việc khôi phục và thúc đẩy sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của một quốc gia như xây dựng đường xá, giao thông công cộng, các công trình thuỷ lợi, bệnh viện, trường học, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Những dự án được đầu tư từ vốn ODA thường là các dự án không hoặc ít có khả năng sinh lời cao, ít có khả năng thu hút được nguồn đầu tư tư nhân. Vì vậy, nguồn lực này rất có ý nghĩa để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích công cộng.
    -Các hình thức cung cấp ODA: ODA được thực hiện thông qua các hình thức sau:
    +Hỗ trợ cán cân thanh toán: là viện trợ tài chính trực tiếp dưới hình thức hiện vật hay hỗ trợ nhập khẩu, có thể là tiền mặt.
    + Hỗ trợ chương trình : là viện trợ cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào (gọi là viện trợ phi dự án).
    +Tín dụng thương mại với điều kiện ưu đãi, thực tế là một dạng viện trợ hàng hoá có ràng buộc .
    +Hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA, bao gồm:
    -Hỗ trợ cơ bản: chủ yếu để xây dựng cơ sở hạ tầng.
    -Hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu tập trung vào chuyển giao công nghệ, lập các chương trình, tư vấn, đào tạo .
    Loại hỗ trợ này đòi hỏi phải lập dự án.
    Tính đến hết năm 1999 ở nước ta có khoảng 23 quốc gia, 6 tổ chức quốc tế và liên chính phủ, 18 tổ chức quốc tế và khu vực cung cấp ODA cho Việt Nam. Ngoài ra cũng phải kể tới hơn 300 các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng đang cung cấp viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển cho nước ta.
    Hiện nay ở Việt Nam có hầu hết các loại hình cung cấp ODA nói trên. Các chương trình, dự án ODA được thực hiện thông qua các khoản vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại (tỷ lệ bình quân hiện nay giữa vốn ODA và vốn ODA viện trợ không hoàn lại là 85% và 15%).

     
Đang tải...