Luận Văn Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của công chức Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    Lý thuyết về tổ chức nhà nước chỉ ra rằng có hai nhân tố then chốt nhất quyết
    định sự thành, bại của một tổ chức là: con người và thể chế. Trong đó, con người là
    nhân tố mang tính quyết định. Điều này càng thể hiện sự đúng đắn của nó khi đối
    chiếu vào tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay. Thực tiễn
    cho thấy, người công chức có vai trò mang tính quyết định tới hoạt động quản lý của
    nhà nước đối với xã hội. Bởi vì, công chức chính là chủ thể cơ bản đưa chủ trương,
    đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, là cầu nối
    giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Việc người dân đồng thuận với Nhà nước, ủng hộ
    hoạt động của Nhà nước hay tâm tư, thậm chí bức xúc với Nhà nước chủ yếu thông
    qua phẩm chất, năng lực làm việc của đội ngũ công chức. Từ trước đến nay, Đảng và
    Nhà nước ta luôn có sự quan tâm thích đáng đến công tác quản lý, sử dụng đội ngũ
    công chức. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
    nước ta hiện nay, đội ngũ công chức và hoạt động của họ đang chịu sự tác động
    nhiều mặt, trong đó có không ít mặt tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
    công vụ. Vì vậy, vấn đề xây dựng cho được một đội ngũ công chức có năng lực,
    phẩm chất tốt không chỉ là quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước mà còn là sự mong
    mỏi của toàn xã hội.
    1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
    Có thể nói, sự ra đời của của Sắc lệnh 76/SL ngày 20-5-1950 về Quy chế công
    chức do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành, chính là thời điểm bắt đầu quá trình xây
    dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp cho bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
    Kể từ đó, mặc dù có nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ quan, Nhà nước ta đã
    ban hành nhiều văn bản pháp luật để từng bước hoàn thiện quy chế pháp lý đối với
    công chức, mà bước tiến mới nhất là Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, có hiệu lực
    từ ngày 01/01/2010. Cũng phải thấy rằng, văn bản Luật này ra đời không chỉ là sự thể
    chế hoá chủ trương của Đảng đối với đội ngũ công chức, mà còn là lời đáp cho những
    vấn đề còn tồn tại trong nhiều năm qua, là sự bổ sung cho những khiếm khuyết và kế
    thừa những điểm ưu việt của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 1998, Pháp lệnh
    Cán bộ, Công chức sửa đổi bổ sung năm 2003. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy Luật
    Cán bộ, Công chức năm 2008 mới đưa ra những quy định pháp lý mang tính chất
    khung chứ không phải là lời giải chi tiết cho mọi vấn đề. Thực tế hoạt động công vụ
    hiện nay cho thấy, từ những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
    của nhà nước đến thực tế đời sống vẫn còn một khoảng cách không nhỏ. Điều này bắt
    nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là yếu tố con người trong bộ
    máy nhà nước mà cụ thể là chất lượng của đội ngũ công chức nhà nước chưa cao làm
    ảnh hưởng đến chất lượng công vụ. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ công
    chức là một câu hỏi lớn, là sự trăn trở của Đảng và Nhà nước ta. Bởi vì, trả lời thoả
    đáng được câu hỏi đó chính là chìa khoá dẫn đến một nền công vụ chuyên nghiệp,
    hiệu lực, hiệu quả. Tất nhiên, chúng ta cũng thấy rất rõ, đây hoàn toàn không phải là
    một vấn đề giản đơn, có thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Ngược lại, đây chính
    là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất của bộ máy nhà nước vì nó
    liên quan đến con người – nhân tố hết sức nhạy cảm, khó lượng hoá và mang tính khả
    biến cao nhất. Điều này lại càng dễ nhận thấy trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị
    trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt
    tích cực, cũng đã và đang đưa đến những tác động tiêu cực ghê gớm lên mọi thành
    viên trong xã hội, trong đó có đội ngũ công chức nhà nước. Bên cạnh đó, nhận thức
    2
    chủ quan của các cấp lãnh đạo không phải lúc nào cũng sát hợp với thực tế khách
    quan, tâm tư nguyện vọng của người công chức, dẫn đến nhiều chính sách, quy định
    về công chức còn bất cập, hạn chế. Tất cả những nhân tố đó đang làm cho công tác
    quản lý, sử dụng đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay gặp nhiều khó khăn, vướng
    mắc, chưa nâng cao được chất lượng của đội ngũ công chức nhà nước ngang tầm với
    yêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả luận án
    nhận thấy, quy chế quản lý đối với công chức nhà nước là một vấn đề rộng lớn và
    nhiều góc cạnh. Tuy nhiên, có thể quy chúng về ba khía cạnh là: Nghĩa vụ - Quyền -
    Trách nhiệm của công chức. Những yếu tố này có những đặc thù riêng nhưng chúng
    luôn gắn bó mật thiết với nhau tạo thành chỉnh thể của quy chế pháp lý về người công
    chức. Vấn đề có tính quyết định và bức thiết hiện nay là: làm thế nào để ba yếu tố nói
    trên được xây dựng và thực thi một cách tương thích, hài hoà với nhau, tạo nên động
    lực để người công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có như vậy chúng ta mới
    hy vọng có được một nền công vụ tốt, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng và
    Nhà nước giao phó cũng như phục vụ tốt nhất yêu cầu của nhân dân. Xuất phát từ
    những lý do trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận
    án là Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của công chức
    Việt Nam hiện nay với mong muốn sẽ có những đóng góp nhất định và có ý nghĩa
    vào quá trình hoàn thiện chế độ quản lý công chức, công vụ ở nước ta hiện nay.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án là:
    a. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của công
    chức trong một thể thống nhất với sự tương thích, hài hòa giữa chúng, coi đó là một
    biện pháp lớn trong quản lý công chức.
    b. Về phạm vi nghiên cứu
    Thứ nhất, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về công
    chức chứ không đề cập đến phạm trù cán bộ. Tuy nhiên, đây là hai phạm trù có quan
    hệ khăng khít với nhau nên không tránh khỏi có những lúc phải đề cập cả hai, nhưng
    tất cả những trường hợp đó đều nhằm làm nổi bật những vấn đề về công chức;
    Thứ hai, đối tượng công chức được tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ các
    vấn đề về nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của họ là công chức làm việc trong bộ máy
    hành chính nhà nước;
    Thứ ba, luận án không đi sâu vào việc quy định chi tiết về nghĩa vụ, quyền và
    trách nhiệm công chức, mà chỉ dừng lại ở những nguyên lý khoa học, dùng làm cơ sở
    cho việc xây dựng chế độ quản lý công chức trong hoạt động công vụ nói chung.
    3. mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Mục đích của luận án là nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về chế độ nghĩa
    vụ, quyền và trách nhiệm công chức trong một thể thống nhất tương thích, đối chiếu
    với thực tiễn để thấy được những hợp lý cũng như bất cập của chúng, đề xuất những
    giải pháp để hoàn thiện chế độ quản lý công chức trong hoạt động công vụ ở Việt
    Nam hiện nay.
    Để đạt được mục đích đó, luận án có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ, quyền và trách
    nhiệm của công chức trên cơ sở cách tiếp cận của khoa học quản lý hành chính –
    khoa học ứng dụng và mang tính liên ngành rõ nét; mối quan hệ thống nhất và tương
    thích với nhau giữa nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của công chức;
    3
    Thứ hai, phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về
    nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của công chức ở nước ta hiện nay, bước đầu xác định
    những nguyên nhân mặt tích cực và hạn chế của thực trạng đó.
    Thứ ba, luận giải các yêu cầu, quan điểm và phương hướng hoàn thiện quy
    định nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của công chức ở Việt Nam hiện nay và kiến
    nghị các giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý về nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của
    công chức.
    4. ý nghĩa thực tiễn của luận án
    Những kết luận và kiến nghị của luận án có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên
    cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ nghĩa vụ, quyền và
    trách nhiệm của công chức, trước mắt là Luật Cán bộ, Công chức tiến tới là Luật
    Viên chức, Luật Công vụ và những văn bản dưới luật về vấn đề này; đồng thời làm tư
    liệu nghiên cứu quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam.
    Ngoài ra, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên
    cứu, giảng dạy chuyên sâu về nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của công chức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...