Luận Văn Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Cùng với quá trình hội nhập quốc tế của nước ta trong hai
    thập kỷ vừa qua, các mối quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố
    nước ngoài như: quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động,
    kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài mà liên quan đến nước
    ta phát triển ngày càng đa dạng và phong phú. Thực tiễn hiện nay
    cho thấy rằng, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam
    đầu tư kinh doanh. Số lượng người nước ngoài đi du lịch đến Việt
    Nam có xu hướng ngày càng tăng. Ngược lại, cũng ngày càng có
    nhiều người Việt Nam ra nước ngoài học tập, lao động, đi du lịch,
    đầu tư kinh doanh.
    Để phù hợp với sự phát triển khách quan và đặc điểm của
    các mối quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài thì
    không thể thiếu một loại quy phạm pháp luật đặc thù là: quy phạm
    xung đột. Theo khảo cứu của tác giả luận án, hệ thống các quy phạm
    xung đột ở nước ta hiện nay còn có không ít những bất cập, đó là:
    vẫn còn thiếu những quy phạm mang tính chất là nguyên tắc, nền
    tảng, thuộc về chính sách TPQT của Việt Nam; có những quy phạm
    xung đột còn chưa phù hợp với nhu cầu của đời sống thực tế .
    Những bất cập như vậy đã có những cản trở không nhỏ đối với sự
    phát triển giao lưu dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn
    nhân và gia đình giữa công dân, tổ chức của Việt Nam với công dân,
    tổ chức của nước ngoài; ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng
    của các bên đương sự tham gia quan hệ mang tính chất dân sự có yếu
    tố nước ngoài. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột ở
    Việt Nam hiện nay là nhu cầu cần thiết, khách quan.
    2
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
    * Những công trình trong nước bao gồm:
    - Những công trình nghiên cứu tập trung về thực trạng các
    quy phạm xung đột và kiến nghị những giải pháp hoàn thiện các quy
    phạm xung đột, nhưng mới nghiên cứu ở lĩnh vực này hoặc lĩnh vực
    khác mà chưa phải là sự nghiên cứu tổng thể về hệ thống quy phạm
    xung đột ở Việt Nam như: Bàn về việc hoàn thiện các quy định trong
    Phần VII “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” (Nguyễn Tiến
    Vinh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2003, tr.45-52); TPQT
    Việt Nam và vấn đề dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng (Đỗ Văn Đại,
    Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10/2003, tr.64-71).
    - Đặc biệt có những công trình khoa học có liên quan đến đề
    tài luận án như: Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có
    yếu tố nước ngoài (TS. Vũ Đức Long - Chủ nhiệm đề tài, Bộ Tư
    pháp Việt Nam và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản,
    2002). Nhưng công trình này cũng chỉ tập trung nghiên cứu các quy
    phạm xung đột trong Bộ luật Dân sự mà không nghiên cứu tất cả hệ
    thống quy phạm xung đột ở Việt Nam và kết quả nghiên cứu là trước
    khi ban hành Bộ luật Dân sự năm 1995. Hoặc có những công trình
    luận án tiến sỹ luật học liên quan đến đề tài luận án như: Cơ sở lý
    luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có
    yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay (Nguyễn Công Khanh, Luận án
    tiến sĩ luật học, Hà Nội-2003); Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn
    nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Nông Quốc Bình, Luận án
    tiến sĩ luật học, Hà Nội-2003). Những công trình luận án này không
    tập trung chỉ nghiên cứu về quy phạm xung đột mà nghiên cứu cả
    quy phạm thực chất và cũng chỉ nghiên cứu pháp luật điều chỉnh một
    3
    số ít quan hệ có yếu tố nước ngoài là: quan hệ sở hữu, thừa kế, hôn
    nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
    * Những công trình nghiên cứu nước ngoài bao gồm:
    The Conflict of laws (J.H.C. MORRIS, Published by Stevens
    & Sons Limited, 1984); Conflict of laws (Michael Freeman,
    Published by the University of London Press, 2004); A Canadian
    Looks at American Conflict of Law Theory and Practice, Especially
    in the Light of the American Legal and Social Systems (William
    Tetley, http://www.mcgill.ca/maritimelaw/glossaries/conflictlaw/).
    Tóm lại, kết quả khảo cứu những công trình nghiên cứu
    trong và ngoài nước đó cũng như các công trình nghiên cứu khác mà
    tác giả không thể liệt kê hết cho thấy rằng, các công trình đó chủ yếu
    tập trung nghiên cứu các vấn đề như: những vấn đề lý luận cơ bản về
    TPQT, một hoặc một số vấn đề, lĩnh vực về quy phạm xung đột và
    việc áp dụng quy phạm xung đột trong thực tiễn. Trong tất cả các
    công trình đó thì chưa có một công trình nào chỉ tập trung nghiên
    cứu chuyên sâu, khá toàn diện, có hệ thống về hệ thống quy phạm
    xung đột và việc hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột ở Việt Nam
    dưới dạng một luận án tiến sỹ khoa học luật học với tên đề tài là “Cơ
    sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật
    xung đột ở Việt Nam”.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    * Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc hoàn
    thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam;
    4
    * Lập luận và đề xuất những quan điểm, phương hướng và
    kiến nghị cụ thể để hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột
    ở Việt Nam.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    * Đối với cơ sở lý luận về hoàn thiện hệ thống quy phạm
    pháp luật xung đột:
    - Lập luận, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về quy
    phạm xung đột và hệ thống quy phạm xung đột; quan hệ mang tính
    chất dân sự có yếu tố nước ngoài và vai trò điều chỉnh của quy phạm
    xung đột; tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện hệ thống quy
    phạm xung đột ở Việt Nam;
    - Trình bày thực tiễn pháp lý của nước ngoài về việc áp dụng
    quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ mang tính chất dân sự có yếu
    tố nước ngoài
    * Đối với cơ sở thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm
    pháp luật xung đột:
    - Phân tích, lập luận về thực trạng các quy phạm xung đột ở
    Việt Nam để từ đó xác định những ưu điểm, hạn chế của các quy
    phạm xung đột và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó;
    - Trình bày về thực tiễn áp dụng các quy phạm xung đột ở
    Việt Nam để từ đó góp phần xác định những kết quả đạt được và
    những hạn chế, bất cập.
    * Đối với phương hướng và kiến nghị hoàn thiện hệ thống
    quy phạm pháp luật xung đột:
    - Phân tích, lập luận và chứng minh những quan điểm,
    phương hướng có tính chất định hướng cho việc hoàn thiện hệ thống
    quy phạm xung đột ở Việt Nam;
    5
    - Lập luận và kiến nghị cụ thể về từng vấn đề trong việc
    hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột ở Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Hệ thống quy phạm
    pháp luật xung đột ở Việt Nam.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề về quy
    phạm xung đột liên quan trực tiếp đến đề tài như: khái niệm, cấu
    trúc, phân loại, các hệ thuộc của quy phạm xung đột; khái niệm,
    đặc điểm, những yêu cầu, yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống quy
    phạm xung đột.
    - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố nội tại bên trong của
    hệ thống quy phạm xung đột như: mô hình, các bộ phận cấu thành và
    trật tự của các bộ phân cấu thành đó.
    - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những văn bản pháp luật
    quốc tế, những văn bản pháp luật của một số quốc gia có tính chất
    phổ biến, điển hình có chứa các quy phạm xung đột.
    - Đề tài không nghiên cứu hệ thống quy phạm xung đột ở
    Miền Nam dưới chế độ Mỹ - Ngụy khi đất nước bị chia cắt làm hai
    miền, mà đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hệ thống quy phạm
    xung đột kể từ khi đất nước được thống nhất vào ngày 30/4/1975.
    - Đề tài không phân tích hết tất cả các quy phạm xung đột
    trong các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên và các văn bản PLVN,
    mà đề tài chủ yếu tập trung phân tích những quy phạm xung đột còn
    có những điểm bất cập, không phù hợp.
    6
    - Đề tài chỉ nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy phạm
    xung đột thông qua một số vụ việc cụ thể có tính chất điển hình.
    5. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án
    * Phương pháp luận: việc nghiên cứu đề tài luận án sử dụng
    phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    * Phương pháp cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận, luận
    án sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp
    tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích luật thực định .
    6. Những đóng góp mới của luận án
    - Luận án phân tích và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ
    bản về hệ thống quy phạm xung đột như: khái niệm và đặc điểm của
    hệ thống quy phạm xung đột; những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống
    quy phạm xung đột, những yêu cầu của hệ thống quy phạm xung đột.
    - Luận án giới thiệu, trình bày một cách tổng hợp, khái quát
    thực tiễn pháp lý của nước ngoài về việc áp dụng quy phạm xung đột
    để điều chỉnh các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước
    ngoài; đồng thời, phân tích và làm sáng tỏ các quy phạm xung đột là
    một bộ phận không thể thiếu của hệ thống pháp luật Việt Nam; lý
    giải tại sao cho đến hiện nay các quy phạm xung đột ở Việt Nam
    không tồn tại trong một đạo luật chuyên biệt về TPQT mà có ở rải
    rác trong các văn bản pháp luật khác nhau.
    - Luận án phân tích và đánh giá thực trạng một cách có hệ
    thống, khá đầy đủ, toàn diện các quy phạm xung đột ở Việt Nam.
    - Luận án làm rõ thêm một số quan điểm, đề xuất những
    phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống quy
    phạm xung đột ở Việt Nam. Luận án lập luận, phân tích về việc
    không nên xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp quốc tế ở Việt
    7
    Nam, nhưng xác định Phần thứ bảy của Bộ luật Dân sự về quan hệ
    dân sự có yếu tố nước ngoài là một bộ phận đặc biệt quan trọng về tư
    pháp quốc tế của Việt Nam; đồng thời xử lý tốt mối quan hệ giữa các
    quy phạm xung đột trong các đạo luật chuyên ngành với các quy
    phạm xung đột trong Bộ luật Dân sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...