Thạc Sĩ Cơ sở lý luận và thực tiễn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa x

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu chung


    Học thuyết Mác khẳng định: Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội, các phương thức sản xuất: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghiã và cộng sản chủ nghĩa. Đây là một quá trình lịch sử tự nhiên và loài người nhất định sẽ tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa.
    Xã hội cộng sản chủ nghĩa mà loài người hướng tới là xã hội phát triển cao nhất, tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại, cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản về mọi phương diện: kinh tế, văn hoá, xã hội. Quá trình hình thành và phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa qua hai giai đoạn: giai đoạn đâù là chủ nghĩa xã hội, giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản hoàn chỉnh.
    Vì chủ nghĩa cộng sản không phải trong một thời gian ngắn hình thành hoàn chỉnh được mà cần có một quá trình lịch sử lâu dài, khó khăn và phức tạp mới tạo dựng được, Mác gọi đó là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản. Thực chất thời kỳ quá độ là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới: xây dựng nền tảng, cơ sở cho một xã hội mới về kinh tế, văn hoá và xã hội. Và đặc trưng của thời kỳ quá độ là kết cấu kinh tế xã hội cũ chưa bị xoá bỏ ngay, kết cấu kinh tế xã hội mới xuất hiện, lớn lên từng bước và tiến đến giữ vị trí thống trị.
    Theo Mác, bất cứ một hình thái kinh tế- xã hội nào cũng có phương thức sản xuất thống trị, chi phối và là cơ sở, nền tảng cho hình thái kinh tế- xã hội đó. Ngoài ra, còn có phương thức sản xuất của xã hội trước đó và những nhân tố của phương thức sản xuất của xã hội tương lai. Các phương thức sản xuất này ở địa vị lệ thuộc, bị chi phối bởi phương thức sản xuất thống trị. Nhưng trong thời kỳ quá độ, chưa có phương thức sản xuất nào giữ địa vị thống trị tuyệt đối, mỗi phương thức sản xuất chỉ là một “mảnh”, một “bộ phận” của kết cấu kinh tế xã hội vừa độc lập tương đối, vừa tác động lẫn nhau, hợp tác và cùng đấu tranh với nhau. Mỗi “mảnh”, mỗi “bộ phận” ấy là một thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có quan hệ biện chứng với nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất : nền kinh tế nhiều thành phần.
    Nhận thức được lý luận Mác-Lênin về thời kỳ quá độ, Đảng ta khẳng định: Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đều kinh doanh theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
    Quan điểm trên của Đảng hoàn toàn đúng dắn, đã được kiểm nghiệm trong những năm qua và dựa trên những cơ sở khoa học sau đây:
    1- Cơ sở lý luận
    Thứ nhất: Do đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ lịch sử đặc biệt, còn có sư đan xen giữa các yếu tố của xã hội cũ và xã hội mới. Nên trong lĩnh vực kinh tế, tất nhiên cũng sẽ bao gồm những thành phần kinh tế của xã hội cũ cùng với thành phần kinh tế của xã hội mới ra đời.
    Thành phần kinh tế là một loại hình của quan hệ sản xuất xác định tương ứng với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nhất định đã ra đời nhưng chưa phát triển đạt tới vai trò thống trị trong nền kinh tế hoặc đang bị thủ tiêu dần. Như vậy, mỗi thành phần kinh tế được xây dựng trên cơ sở một hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và một lực lượng sản xuất nhất định.
    Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, nền kinh tế có nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức sở hữu luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, có sự tác động qua lại, đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên sự đa dạng các hình thức kinh tế và sản xuất kinh doanh. Vì vậy trong TKQĐ có nhiều thành phần kinh tế.
    Thứ hai: Theo yêu cầu của quy luật: quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nên trong thời kỳ quá độ, qúa trình xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất.
    Nước ta do đặc điểm lịch sử là: đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, trải qua chiến tranh lâu dài và ác liệt, tàn phá mọi nguồn lực tiềm năng của đất nước, trình độ của lực lượng sản xuất thấp kém, không đồng đều giữa các ngành, các vùng và các doanh nghiệp. Chính sự phát triển không đều đó quyết định quan hệ sản xuất, trước hết về hình thức, quy mô và quan hệ sở hữu phù hợp với nó, nghĩa là những quan hệ sản xuất khác nhau. Tương ứng với nó sẽ có nhiều thành phần kinh tế.
    Thứ ba: Do tính chất khó khăn, phức tạp, lâu dài của công cuộc cải biến quan hệ sản xuất cũ; xây dựng, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới đòi hỏi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...