Thạc Sĩ Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng HDI trong phân bổ ngân sách vì mục tiêu phát triển con người

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng HDI trong phân bổ ngân sách vì mục tiêu phát triển con người – báo cáo tóm tắt
    Thông tin đề tài:
    Chủ nhiệm đề tài: TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc
    Nội dung đề tài:
    Chương 1. Cơ sở lý luận chung về việc sử dụng HDI vào phân bổ ngân sách vì mục tiêu phát triển con người
    I. Quan điểm về tăng trưởng và phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội hướng tới phát triển con người
    II. Quan điểm PTCN và báo cáo PTCN – Cơ sở lý luận và nguỗn dữ liệu đáng tin cậy cho việc đánh giá chất lượng cuộc sống
    III. Mối quan hệ giữa đầu tư tài chính cho các lĩnh vực xã hội và PTCN
    Chương 2. Cơ sở thực tiễn thế giới và Việt Nam về việc sử dụng HDI vào phân bổ ngân sách vì mục tiêu phát triển con người
    I. Kinh nghiệm sử dụng HDI vào phân bổ ngân sách vì mục tiêu PTCN của một số quốc gia trên thế giới
    II. Thực trạng phân bổ ngân sách cho PTCN ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây
    Chương III. Đề xuất phương pháp luận sử dụng HDI vào phân bổ ngân sách vì mục tiêu phát triển con người ở Việt Nam
    I. Những nhận định chủ đạo có ý nghĩa về mặt phương pháp sử dụng HDI trong phân bổ ngân sách cho PTCN
    II. Đề xuất về quy trình và cách thức triển khai đưa HDI vào phân bổ ngân sách cho PTCN
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Lời Mở Đầu:
    Chủ đề con người và hạnh phúc của con người luôn là mối quan tâm lâu đời của xã hội loài người. Những nỗ lực để cuộc sống con người được ngày một tốt đẹp hơn luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi thời đại, mọi cộng đồng dân tộc. Với mục tiêu đó, để tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, cho đến đầu những năm 60 (TK.XX), nhiều quốc gia vẫn coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu trọng yếu trong chiến lược phát triển. Nhưng tiến bộ của KHCN của TK XX đã đem lại cho loài người nhiều của cải vật chất và một cuộc sống văn minh hơn, con người trở nên giàu có hơn. Tuy nhiên, nhiều quốc gia phát triển đã trải nghiệm một thực tế, ngay tại các nước có nền kinh tế phát triển cũng phải thừa nhận rằng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì mục đích chạy theo lợi nhuận tối đa đã dẫn đến hàng loạt vấn đề về văn hóa – xã hội nan giải. Sự no đủ trong một thế giới đang chuyển đổi đến chóng mặt này luôn luôn ẩn chứa nhiều vấn đề xã hội, đó là: khoảng cách bất bình đẳng gia tăng, xung đột chính trị và tôn giáo vẫn còn tiếp diễn, không ít giá trị cuộc sống bị đảo lộn, văn hóa tinh thần và tình người có xu hướng bị mai một Buộc con người phải suy nghĩ nhiều hơn đến khía cạnh nhân văn của phát triển. Thực tiễn cho thấy rất nhiều quan điểm phát triển đặt ra, tuy nhiên trong mọi thời đại thì “mục tiêu phát triển suy cho cùng đó là phát triển con người”. Để thực hiện được mục tiêu cao đẹp đó, mỗi thể chế, mỗi quốc gia đều tìm cho mình một cách đi riêng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các vấn đề của cuộc sống con người. Đây là vấn đề mà nhiều nhà nước, nhiều mô hình kinh tế đã từng đặt ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...