Luận Văn Cơ sở lý luận và thực tiễn nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

    MỤC LỤC


    Lời mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài 1


    2. Phạm vi nghiên cứu 2


    3. Mục đích nghiên cứu 2


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3


    5. Kết cấu đề tài .3


    Chương 1


    LÝ LUẬN CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ


    NƯỚC NGOÀI


    1.1 Quyền trẻ em và sự cần thiết bảo vệ quyền lọi trẻ em 4


    1.2 Tầm quan trọng, mục đích ý nghĩa và bản chất của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài .8


    1.2.1 Tầm quan trọng của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 8


    1.2.2 Mục đích, ý nghĩa của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 9


    1.2.3 Bản chất cửa việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 10


    1.2.3.1 Bản chất xã hội .10


    1.2.3.2 Bản chất pháp lý .12


    1.3 Lịch sử phát triển nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .13


    1.3.1 Thời kỳ từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959 .14


    1.3.2 Thời kỳ từ Hiến phápl959 - đến Hiến pháp 1980 .15


    1.3.3 Thời kỳ Hiến pháp 1980 - đến Hiến pháp 1992 .16


    1.3.4 Thời kỳ từ Hiến pháp 1992 đến nay 17


    1.4 Đặc trưng pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài . 18


    1.4.1 Đối tượng điều chỉnh .18


    1.4.1.1 Yếu tố chủ thể .19


    1.4.1.2 Yếu tố khách thể 22


    1.4.1.3 Sự kiện pháp lý .24


    1.4.1.4 Yếu tố nơi cư trú 25


    1.4.2 Phương pháp điều chỉnh 27


    1.4.2.1 Phương pháp xung đột .27


    1.4.2.2 Phương pháp thực chất 28


    1.4.3 Nguồn điều chỉnh 29

    1.4.3.1 Điều ước quốc tế


    1.4.3.2 Pháp luật quốc gia 30


    1.4.4 Nguyên tắc điều chỉnh 31


    1.4.4.1 Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự (Lexpatriae) 31


    1.4.4.2 Nguyên tắc Luật nơi cư trú của đương sự (Lex domicili) .31


    1.4.4.3 Nguyên tắc luật của nước có Tòa Án (Lex/ori) 32


    1.4.4.4 Nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus) 33


    1.5 Qui định chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo luật hiện hành và dự


    thảo Luật nuôi con nuôi .33


    1.5.1 Khái niệm nuôi con nuôi và nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài 33


    1.5.1.1 Khái niệm nuôi con nuôi .33


    1.5.1.2 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 35


    1.5.2 Đối tượng trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .36


    1.5.2.1 Đối tượng là người được nhận làm con nuôi 36


    1.5.2.2 Đối tượng là người nước ngoài nhận con nuôi .37


    1.5.3 Các hành vi bị cấm khi nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .37


    1.5.4 Nguyên tắc giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .38


    1.5.5 Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 39


    1.5.6 Thẩm quyền giải quyết vấn đề nuôi con nuôi cổ yếu tố nước ngoài .41


    1.5.7 Quản lý Nhà nước đối với hoạt động nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 42


    1.5.7.1 Trách nhiệm của Chỉnh phủ và các Bộ ngành .42


    1.5.7.2 Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp 45


    Chương 2


    PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ NUÔI CON NUÔI


    CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


    2.1 Tiến trình hợp tác quốc tế và vấn đề điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia .46


    2.1.1 Tiến trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi cổ yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 46


    2.1.2 Điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam dã ký kết và tham gia 49

    2.1.2.1 Phương pháp điều chỉnh nuôi nhận con nuôi theo các hiệp định giữa Việt Nam và các nước 49
    2.7.2.2 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 53


    2.1.2.3 Xung đột pháp luật trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 55


    2.1.2.4 Xung đột về thẩm quyền xét xử trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 61


    2.1.2.5 Vấn đề công nhận thi hành quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 62


    2.2 Điều chỉnh quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quỉ định của pháp luật Việt Nam .64


    2.2.1 Điều kiện về nội dung 64


    2.2.1.1 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi 64


    2.2.1.2 Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi 68


    2.2.2 Điều kiện về hình thức 71


    2.2.2.1 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng kỷ nuôi con nuôi tại Việt Nam 71


    2.2.2.2 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi tại cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam 80


    2.2.2.3 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài ở khu vực biên giới .83


    2.2.2A Hoạt động của tố chức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 84


    2.3.3 Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .90


    2.3.3.1 Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi .90


    2.3.1.2 Quan hệ với gia đình gốc .93


    2.3.4 Chẩm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .94


    2.3.4.1 Điều kiện và thủ tục chấm dứt 94


    2.3.4.2 Hiệu lực của việc chấm dứt 96


    2.3.5 Hủy bỏ việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 97


    2.3.5.1 Điều kiện và thủ tục .97


    2.3.5.2 Hiệu lực của việc hủy bỏ 98

    Chương 3


    THỰC TRẠNG KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VỆT NAM


    3.1 Thực trạng việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 100


    3.1.1 Những thành tựu và hạn chế trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 100


    3.1.1.1 Thành tựu .100


    3.1.1.2 Hạn chế .106


    3.1.2 Tồn tại vướng mắc trong cơ chế ban hành chính sách pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 110


    3.1.3 Thực tế cơ chế giải quyết và vấn đề nhân đạo trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 112


    3.1.3.1 Thực tế cơ chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .112


    3.1.3.2 Vấn đề nhân đạo trong cơ chế nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 114


    3.1.4 Bất cập trong qui định hình thức, trình tự thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi có yếu tố nước ngoài .117


    3.1.4.1 Bất cập trong qui định về hình thức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .117


    3.1.4.2 Cải cách quy trình, thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài 121


    3.1.5 Thực trạng Công khai các khoản hỗ trợ nhân đạo khi nhận con nuôi 127


    3.1.6 Tìm hiểu thực tế việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Thành phố Cần Thơ 132


    3.2 Kiến nghị việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .133


    3.2.1 Tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi trong việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .133


    3.2.2 Nâng cao trách nhiệm xã hội và các cơ quan có thẩm quyền trong quan hê nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 136


    3.3 Hướng hoàn thiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hướng tới gia nhập Công


    ước Lahaye 1993 139


    3.3.1 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ký kết và gia nhập điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .139


    3.3.2 Hướng đối mới qui định pháp luật hướng tới gia nhập Công ước Lahaye 1993 .140

    KẾT LUẬN 146


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

    Lời mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    “Trẻ em hôm nay. Thế giới ngày mai”. Đây là câu nói quen thuộc để nói đến vai trò quan trọng của trẻ em trong việc xây dựng và phát triển thế giới tương lai. Trẻ em chính là điểm tựa vững chắc là trụ cột trong việc đào tạo nguồn nhân lực của đất nước. Trẻ em luôn là tâm điểm là sự quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Việc tạo điều kiện mọi mặt để mọi trẻ em đều được phát triển hài hòa và lành mạnh không chỉ mang đến các lợi ích thiết thực dành cho trẻ mà nó còn góp phần xây dựng hình ảnh của một thế giới mới trong tương lai. Ngày nay, khi mà đời sống ngày càng được nâng cao, vị thế con người ngày càng được khẳng định thì việc quan tâm, đầu tư và chăm sóc trẻ em ngày càng được chú trọng. Đây là trách nhiệm không chỉ của riêng ai mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Bất kỳ ai trong chúng ta đều có trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em đã khẳng định: “Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhăn cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đinh, trong bầu không khi hạnh phúc, yêu thương và thông cảm (Điều 2 Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em).


    Vấn đề tạo điều kiện cho mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng được sống và phát triển lành mạnh sẽ góp phàn tích cực vào sự phát triển của trẻ em nói riêng và xã hội nói chung. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết không phải bất kỳ trẻ em nào được sinh ra cũng có một mải ấm gia đình đầy hạnh phúc yêu thương, không phải bất kỳ trẻ em nào sinh ra cũng được lành lặn, khỏe mạnh và đủ điều kiện để phát triển như bao đứa trẻ khác. Vì vậy, việc quan tâm, chăm sóc bảo vệ đối với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và bất hạnh lại càng có ý nghĩa thiết thực.


    Tuy nhiên, vấn đề đặt ra nhiệm vụ phát triển trẻ em toàn diện về mọi mặt là định hướng phát triển trong tương lai ở những nước có nền kinh tế kém phát triển và đang phát triển như Việt Nam. Vì thực sự chúng ta chưa có một cơ chế vững chắc cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt của trẻ em. Thống kê cho thấy ở những nước nghèo và những nước đang trong tiến trình phát triển có chỉ số phát triển của trẻ em là thấp hơn so với tiêu chuẩn qui định. Tình trạng trẻ em cơ nhỡ không nơi nương tựa ngày càng gia tăng chưa kể đến các em phải chịu các gánh nặng bởi gia đình, trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ có dị tật bẩm sinh bị bỏ rơi ở các cơ sở nuôi dưỡng, trẻ em bị bóc lột sức lao động, bạo lực gia đình . Đây là những thực trạng gây tác động rất nhiều đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Hơn ai hết những đứa trẻ này rất cần đến sự quan tâm của xã hội để chúng có thể phát triển toàn diện như mọi đứa trẻ khác.


    Quan tâm chăm sóc và bảo vệ quyền lợi trẻ em là một nhiệm vụ hết sức thiết thực Nhận thấy được sự quan trọng này nhiều tố chức Thế giới đã phối hợp với các quốc gia trong việc đồng hành vì quyền lợi của trẻ em. Họp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi trẻ em ngày càng phát triển sâu rộng nhất là ở vấn đề “Hợp tác về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”. Đây là giải pháp thiết thực trong việc đem lại lợi ích cho những trẻ em ở các quốc gia nghèo cần đến sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài - là một lĩnh vực được điều chỉnh bởi ngành luật tư pháp quốc tế nên những vấn đề phát sinh từ quan hệ này chịu sự điều chỉnh đặc biệt. Do tính sâu rộng của vấn đề có sự tham gia của nhiều bên trong quan hệ quốc tế làm phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể khá phức tạp, cũng như việc qui định pháp luật của nhiều bên cũng tạo ra nhiều vấn đề mới cần được giải quyết trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, do đây là quan hệ mang tính chất quốc tế có yếu tố vụ lợi nên đã phát sinh nhiều tiêu cực trong thực tiễn áp dụng. Vì vậy, mà lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã trở thành sự quan tâm của các quốc gia.


    Nhận thấy được sự quan trọng của việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài cùng với những vấn đề có tính chất cấp thiết trong việc giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; cùng với mong muốn sẻ chia những mảnh đời bất hạnh với các em Người viết chọn đề tài: “ Cơ sở lý luận và thực tiễn nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về những vấn đề chung nhất các qui định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trên cơ sở đó tập trung phân tích đặc trưng về pháp luật áp dụng, các qui định của điều ước quốc tế, pháp luật hiện hành về điều chỉnh vấn đề này. Từ các qui định của luật hiện hành đối chiếu với thực tế và có những kiến nghị, hướng hoàn thiện xung quanh vấn đề này.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Như đã trình bày ở phần trên về tính cấp thiết và quan trọng của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Vì vậy mà đề tài sẽ đặt ra mục tiêu nghiên cứu như sau:


    Một là: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu phần cơ sở lý luận của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Phần này sẽ tập trung giới thiệu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng như các vấn đề đặc trưng về pháp luật điều chỉnh. Phần này cũng sẽ giới thiệu những qui định chung của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo luật hiện hành và dự thảo luật sắp có hiệu lực để chúng ta có những kiến thức cơ bản nhất về vấn đề người viết muốn đưa ra.


    Hai là: Người viết sẽ nghiên cứu Phàn các qui định của pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Phàn này sẽ chia làm ba phàn. Thứ nhất, Người viết sẽ giới thiệu pháp luật điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết. Thứ hai, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam về trình tự thủ tục giải quyết cũng như về hiệu lực của quan hệ này hướng đến những kiến thức cơ bản về cơ sở pháp lý cho phần này nhằm đối chiếu với phần thực tế, kiến nghị và hướng hoàn thiện ở phần ba. Thứ ba, sẽ là phần đề cập đến hiệu lực của quan hệ này cũng như các quan hệ chấm dứt và hủy bỏ quan hệ này.

    Phần thứ ba: Đây là phần có tính chất quan trọng vì người viết sẽ đi sâu vào thực tế việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trên cơ sở những vấn đề thực tế sẽ là những kiến nghị và hướng hoàn thiện nhằm hướng đến giải pháp hoàn thiện về vấn đề này trong tương lai.


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài


    Đe hoàn thành bài viết tốt, Người viết đã chọn các phương pháp sau:


    + Phương pháp phân tích.


    + Phương pháp tống hợp.


    + Phương pháp so sánh.


    + Phương pháp diễn dịch, quy nạp.


    + Phương pháp thống kê và cọ sát thực tế


    5. Kết cấu đề tài


    Đề tài có kết cấu gồm có ba phần chính: Lời mở đầu; Phần nội dung và Phần kết luận. Trong đó phần nội dung Người viết sẽ nghiên cứu trong tống thể ba chương: Chương 1: Lý luận chung ve nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


    Chương 2: Pháp luật Việt Nam về điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


    Chương 3: Thực tế việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài - Thực trạng, kiến nghị và hướng hoàn thiện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...