Thạc Sĩ Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước tiến hành cải cách về mặt tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan thi hành án dân sự. Nhằm đưa chủ trương của Đảng tại Đại hội IX về cải cách tư pháp vào cuộc sống, trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết và các Luật liên quan đến cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan thi hành án dân sự nói riêng như: Nghị quyết số 08/NQTW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Pháp lệnh Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2004 và hàng loạt các văn bản pháp luật có liên quan đến thi hành án dân sự khác. Những văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, nhiều bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án án (quyết định dân sự trong bản án hình sự; bản án dân sự, hành chính, lao động, kinh tế .) đã được các cơ quan thi hành án dân sự kịp thời đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật đạt kết quả tương đối cao. Điều này, đã góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội, giữ gìn kỷ cương phép nước và thực hiện dân chủ, công bằng xã hội.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thi hành án dân sự vẫn còn có những bất cập chưa được giải quyết kịp thời như: Hệ thống văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật thi hành án dân sự nói riêng vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa điều chỉnh hết các quan hệ phức tạp nảy sinh trong thực tiễn thi hành án dân sự; mô hình tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự chưa thực sự khoa học ., trong đó có một nguyên nhân quan trọng là giám sát thi hành án dân sự còn nhiều bất cập, chưa thực sự trở thành công cụ bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước trong thi hành án dân sự. Do đó, đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của thi hành án dân sự. Nhiều bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật, nhưng không được tổ chức thi hành dứt điểm, đặc biệt, tình trạng vi phạm pháp luật, tiêu cực, sách nhiễu trong tổ chức thi hành án dân sự vẫn diễn ra nhiều. Đúng như phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ II tháng 8 năm 2005 là "thi hành án dân sự vẫn chưa có bước chuyển biến đáng kể, vẫn còn sự phàn nàn của nhân dân đối với thi hành án dân sự", đã làm cho công bằng xã hội không được đảm bảo ở mức độ cao, hiện tượng vi phạm quyền tự do, dân chủ trong thi hành án dân sự vẫn còn xảy ra đã làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan thi hành án dân sự nói riêng và làm suy giảm hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước ta nói chung.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên cho thấy, giám sát thi hành án dân sự là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống cả lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" để làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Trước đây (trước tháng 7/1993), thi hành án dân sự được đặt dưới sự quản lý của Tòa án, do Tòa án đảm nhiệm. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của Tòa án là xét xử. Vì vậy, thi hành án dân sự như là việc làm "kiêm nhiệm" của Tòa án, nên thi hành án dân sự còn chưa được quan tâm nghiên cứu, ít có những công trình khoa học hay các bài nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập đến thi hành án dân sự. Từ khi thi hành án dân sự được chuyển giao sang cho Chính phủ thống nhất quản lý, vấn đề thi hành án dân sự đã được đặt ra và triển khai nghiên cứu ở mức độ nhất định: Đề tài "Thừa phát lại" do Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện; đề tài khoa học cấp Bộ về "Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án" do Cục quản lý Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì; Luận văn thạc sĩ Luật học "Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự Việt Nam" của tác giả Trần Văn Quảng; Luận văn thạc sĩ Luật học "Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự" của Nguyễn Thanh Thủy; Đề tài khoa học cấp nhà nước độc lập "Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới" do Bộ Tư pháp chủ trì. Ngoài ra, còn một số công trình khoa học khác được công bố trên các sách, tạp chí như: "Đối tượng giám sát thi hành án của Quốc hội" của Trần Thanh Hương được đăng trên Tạp chí Lập pháp, số 2 năm 2003; "Quan niệm về giám sát thực hiện quyền lực nhà nước" của Đào Trí Úc đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2003 .
    Những công trình nghiên cứu trên ở chừng mực nhất định có đề cập một số khía cạnh của pháp luật về thi hành án dân sự, đề xuất cơ chế thuận tiện cho việc tiến hành các hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Nhưng đến nay, chưa có một bài báo, công trình nào đề cập và luận giải một cách cụ thể, trực tiếp hệ thống về giám sát thi hành án dân sự. Vì vậy, luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống, toàn diện về giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam. Mặc dù vậy, những công trình được công bố trên đây là những tài liệu tham khảo có giá trị để tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn
    Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng, giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, luận văn đưa ra một số quan điểm và giải pháp bảo đảm giám sát giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
    - Phân tích cơ sở lý luận về giám sát thi hành án dân sự;
    - Phân tích, đánh giá thực trạng giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay;
    - Nêu một số quan điểm và giải pháp bảo đảm giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam thời gian tới.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Giám sát thi hành án dân sự là đề tài nghiên cứu có nhiều nội dung khác nhau, trong phạm vi luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc trưng, chủ thể, đối tượng, hình thức, phương pháp, nội dung giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra những quan điểm và giải pháp bảo đảm giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam.
    Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên luận văn chỉ nghiên cứu giám sát thi hành án dân sự từ năm 1989, thời điểm có Pháp lệnh Thi hành án dân sự đầu tiên đến nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận của luận văn
    Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật và hoạt động giám sát của các cơ quan nhà nước.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể và các phương pháp nghiên cứu khác như: so sánh, thống kê, điều tra
    xã hội, .
    5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    Luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam. Vì vậy, luận văn có những điểm mới cụ thể là:
    - Nghiên cứu xác định khái niệm giám sát thi hành án dân sự và những đặc trưng cơ bản của giám sát thi hành án dân sự;
    - Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động giám sát thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của giám sát thi hành án dân sự;
    - Đưa ra một số quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Với kết quả đạt được, luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giám sát thi hành án dân sự, từ đó nâng cao nhận thức của xã hội đối với giám sát thi hành án dân sự.
    - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự trong các trường đại học, cao đẳng, Học viện Tư pháp và xây dựng Luật thi hành án.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Nội dung của luận văn gồm 2 chương, 7 tiết.

    Mở đầu. 1
    Chương 1 cơ sở lý luận về giám sát thi hành án dân sự 6
    1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG, VAI TRÒ CỦA THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM 6
    1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự 6
    1.1.2. Đặc trưng của thi hành án dân sự 12
    1.1.2.1. Thi hành án dân sự là hoạt động mang bản chất hành chính - tư pháp, thể hiện tính chấp hành và điều hành. 12
    1.1.2.2. Thi hành án đề cao tính chủ động của chấp hành viên. 14
    1.1.2.3. Tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự 14
    1.1.3. Vai trò của thi hành án dân sự 15
    1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 18
    1.2.1. Khái niệm giám sát thi hành án dân sự 18
    1.2.2. Đặc trưng của giám sát thi hành án dân sự 20
    1.2.2.1. Hoạt động giám sát thi hành án dân sự mang tính quyền lực. 20
    1.2.2.2. Hoạt động giám sát thi hành án dân sự mang tính xã hội cao. 21
    1.2.2.3. Chủ thể và đối tượng giám sát thi hành án dân sự rất đa dạng và có mối quan hệ đan xen "chuyển hóa" lẫn nhau. 21
    1.2.3. Chủ thể giám sát thi hành án dân sự 23
    1.2.3.1. Khái niệm và các căn cứ xác định chủ thể. 23
    1.2.3.2. Các chủ thể giám sát thi hành án dân sự cơ bản. 25
    1.2.4. Đối tượng giám sát thi hành án dân sự 31
    1.2.4.1. Khái niệm và căn cứ xác định. 31
    1.2.4.2. Các loại đối tượng giám sát thi hành án dân sự 33
    1.2.5. Nội dung của giám sát thi hành án dân sự 39
    1.2.5.1. Theo dõi, kiểm tra tính hợp pháp đối với hoạt động của đối tượng bị giám sát thi hành án dân sự 40
    1.2.5.2. Đề nghị, yêu cầu đối tượng giám sát thi hành án dân sự xem xét lại tính hợp pháp và điều chỉnh các quyết định sai trái đó. 45
    1.2.5.3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét tính hợp lý, hợp pháp đối với các hành vi và quyết định của đối tượng giám sát thi hành án dân sự và xem xét lại các chế độ, chính sách, quyết định trong quản lý thi hành án dân sự 45
    1.2.6. Hình thức, phương pháp giám sát thi hành án dân sự 46
    1.2.6.1. Hình thức giám sát 46
    1.2.6.2. Phương pháp giám sát 47
    1.3. VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 48
    1.3.1. Góp phần củng cố tổ chức, tăng cường hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự 48
    1.3.2. Bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành và của Nhà nước. 49
    1.3.3. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tố tụng. 50
    Chương 2 Thực trạng, quan điểm, giải pháp bảo đảm giám sát thi hành án dân sự ở việt nam 52
    2.1. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 52
    2.1.1. Giám sát thi hành án dân sự của nhân dân. 52
    2.1.2. Giám sát thi hành án dân sự của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp 56
    2.1.3. Giám sát thi hành án dân sự của Chính phủ, Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân sự 60
    2.1.4. Giám sát thi hành án dân sự của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội 61
    2.1.5. Giám sát của Viện kiểm sát nhân dân. 63
    2.1.6. Giám sát thi hành án dân sự của người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 66
    2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 69
    2.2.1. Hình thức giám sát thi hành án dân sự 69
    2.2.2. Phương pháp giám sát 70
    2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 80
    2.3.1. Kết quả giám sát 80
    2.3.2. Hạn chế. 85
    2.3.2.1. Chủ thể giám sát tiến hành giám sát thi hành án dân sự chưa được thường xuyên, đồng đều. 85
    2.3.2.2. Giám sát thi hành án dân sự chưa bao trùm lên tất cả các đối tượng giám sát 86
    2.3.3. Nguyên nhân. 88
    2.3.3.1. Pháp luật về thi hành án dân sự, giám sát thi hành án dân sự còn nhiều bất cập chưa được bổ sung kịp thời 88
    2.3.3.2. Chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giám sát thi hành án dân sự trong xã hội 89
    2.3.3.3. Năng lực của một số chủ thể giám sát thi hành án dân sự còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 89
    2.3.3.4. Chưa có cơ chế để công khai hóa các hoạt động liên quan đến trình tự, thủ tục thi hành án dân sự 90
    2.4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 90
    2.4.1. Một số quan điểm về bảo đảm giám sát thi hành án dân sự 90
    2.4.2. Một số giải pháp bảo đảm giám sát thi hành án dân sự 96
    2.4.2.1. Một số giải pháp chung. 97
    2.4.2.2. Một số giải pháp cụ thể. 105
    KẾT LUẬN 115
    NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 118
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...