Thạc Sĩ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam
    đã đánh giá toàn đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những
    thành tựu quan trọng đó là: kinh tế tăng trưởng khá, văn hoá xã hội có những
    tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; tình hình chính trị xã hội cơ
    bản ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường; công tác xây dựng và
    chỉnh đốn đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố, quan hệ đối
    ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế Quốc tế được tiến hành
    chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Những thành tựu đạt được trong 5 năm qua
    đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc
    sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ
    nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường Quốc tế. Có được
    những thành tựu như vậy là do Đảng ta có bản lĩnh chính trị vững vàng và
    đường lối lãnh đạo đúng đắn; Nhà nước có cố gắng lớn trong việc điều hành,
    quản lý; toàn dân và toàn quân phát huy lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm,
    đoàn kết nhất trí, cần cù, năng động sáng tạo, tiếp tục thực hiện đổi mới, ra
    sức xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Tuy nhiên, cũng có không ít những yếu kém khuyết điểm đó là: Nền kinh
    tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; một số vấn đề
    văn hoá xã hội bức xúc và gay gắt chưa được giẩi quyết; cơ chế chính sách
    không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển; tình trạng tham
    nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận không
    nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc tổ
    chức thực hiện Nghị quyết, chủ trương, chính sách của đảng chưa tốt, kỷ luật,
    kỷ cương chưa nghiêm; một số quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có sự
    nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp các ngành ( như vấn
    đề sở hữu và thành phần kinh tế, vai trò của Nhà nước và thị trường, xây dựng
    nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập kinh tế Quốc tế); cải cách hành chính tiến
    hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp; công tác tư tưởng, lý luận, tổ chức
    cán bộ có nhiều yếu kém bất cập.
    Để khắc phục những yếu kém như trên chúng ta phải tiến hành đồng bộ
    nhiều biện pháp trong đó có việc quy định trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ
    lãnh đạo là hết sức quan trọng vì từ những quy định cụ thể đó mới nhằm
    không ngừng nâng cao trách nhiệm và phẩm chất chính trị của đội ngũ lãnh
    đạo. Việc nghiên cứu đề tài: " Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán
    trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà
    nước và các đơn vị kinh tế nhà nước
    " là hết sức bức xúc.

    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo là hoạt động kiểm
    tra và đánh giá của Kiểm toán Nhà nước về tính chân thực, hợp pháp và tính
    hiệu quả trong hoạt động thu chi tài chính và các hoạt động kinh tế liên quan
    khác của địa phương, đơn vị trong thời gian nhiệm kỳ của cán bộ lãnh đạo,
    trên cơ sở đó đánh giá trách nhiệm kinh tế của cán bộ lãnh đạo đơn vị.
    Kết luận của hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá IX về
    tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII, Nghị quyết Trung ương
    3 và Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII về công tác tổ chức và cán bộ, mục
    2b về công tác cán bộ đã chỉ rõ: " Kiên trì thực hiện việc cán bộ, công chức kê
    khai tài sản theo quy định; định kỳ tiến hành kiểm tra và đánh giá trách nhiệm
    cá nhân người đứng đầu cấp uỷ và chính quyền các cấp, các ngành; xử lý
    nghiêm cán bộ vi phạm kỷ luật của đảng và luật pháp, chính sách của nhà
    nước". Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo đảng, nhà nước
    và các tổ chức kinh tế nhà nước là một biện pháp quan trọng để kiểm tra và
    đánh giá trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp uỷ và chính quyền các cấp,
    các ngành, các đơn vị; đồng thời là một biện pháp để làm tốt công tác cán bộ
    và bảo vệ cán bộ.
    Kiểm toán trách hiệm kinh tế ở Trung Quốc đã được bắt đầu từ những
    năm 80 của thập kỷ trước nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, giám
    sát cán bộ trong công cuộc cải cách và phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ
    nghĩa. Đối với nước ta, bên cạnh các biện pháp kiểm tra và giám sát của đảng
    và nhà nước đối với cán bộ lãnh đạo, đảng ta cũng đã quan tâm nghiên cứu và
    coi kiểm toán trách nhiệm kinh tế như là một phương pháp đánh giá cán bộ
    (Văn bản số 11- HD/TCTW ngày 30/10/2002 của Ban Tổ chức Trung ương về
    hướng dẫn bổ sung thực hiện quy chế đánh giá cán bộ).
    Trong điều kiện đó, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống các
    luận cứ khoa học và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong
    nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách
    hiện nay nhằm chuẩn bị các điều kiện và tiền đề cần thiết để Kiểm toán Nhà
    nước Việt Nam có thể đảm đương được nhiệm vụ trong thời gian tới.
    2- Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục đích chính sau đây:
    - Làm rõ các vấn đề lý luận về cán bộ lãnh đạo và trách nhiệm kinh tế
    trong nhiệm kỳ của cán bộ lãnh đạo; sự cần thiết và tác dụng của kiểm toán
    trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo.
    - Nghiên cứu thực trạng kiểm tra, đánh giá cán bộ lãnh đạo các tổ chức
    trong bộ máy Nhà nước hiện nay; kinh nghiệm của Trung Quốc trong kiểm
    toán trách nhiệm kinh tế giữa nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo và đúc kết các
    bài học cần thiết cho Việt nam.
    - Xác định định hướng, phương châm, mô hình, nội dung và giải pháp
    kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong
    bộ máy nhà nước và các đơn vị kinh tế nhà nước ở nước ta.
    3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu về cán bộ lãnh đạo; trách nhiệm kinh tế trong nhiệm
    kỳ của cán bộ lãnh đạo các tổ chức, cơ quan Nhà nước và các đơn vị kinh tế
    nhà nước. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm vấn đề kiểm toán trách
    nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà
    nước với tư cách là một đơn vị được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và
    Nhà nước uỷ thác nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước
    với các cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
    4- Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp duy
    vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác- Lê- Nin, phương pháp phân tích hệ thống
    để liên kết các vấn đề về quyền và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo; về thực
    thi quyền lực và kiểm tra, giám sát quyền lực cũng như các yêu cầu, mục đích,
    trình tự và phương pháp kiểm toán trách nhiệm kinh tế . Các tác giả cũng phải
    nghiên cứu tài liệu và đặc biệt là khảo sát thực tiễn quản lý cán bộ, thực trạng
    và kinh nghiệm kiểm toán trách nhiệm kinh tế ở các nước để đề xuất các giải
    pháp cụ thể cho Việt Nam.
    5- Nội dung và kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm kinh tế trong
    nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo
    Chương 2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay và
    kinh nghiệm kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo của các
    nước trên thế giới
    Chương 3. Xây dựng mô hình và các giải pháp kiểm toán trách nhiệm
    kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam
     
Đang tải...