Tiểu Luận cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng
    GIỚI THIỆU CHUNG


    MỞ ĐẦU
    Gia đình có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, “gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình lại càng tốt”. Trong gia đình, vợ, chồng, cha, mẹ, con vừa là thành viên trong gia đình, vừa là thành viên của xã hội; hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện vật chất – cơ sở kinh tế của gia đình, nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ tài sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về Hôn nhân và gia đình (HN – GĐ).
    Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định.
    Về mặt pháp lý, quan hệ tài sản của vợ chồng là một bộ phận không thể tách rời của quan hệ hôn nhân, xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của quan hệ hôn nhân, tồn tại trong quan hệ hôn nhân và chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Việc thiết lập quan hệ hôn nhân đồng thời làm nảy sinh quan hệ tài sản của vợ chồng và quan hệ này tồn tại như một tất yếu khách quan của quan hệ hôn nhân.
    Dưới góc độ kinh tế, quan hệ tài sản của vợ chồng là một bộ phận của quan hệ kinh tế, do đó nó bị chi phối bởi các quy luật kinh tế của một nền tảng kinh tế và chứa đựng trong nó các đặc trưng của nền tảng kinh tế đó. Các chế độ xã hội dựa trên nền tảng kinh tế khác nhau thì quan hệ tài sản của vợ chồng khác nhau. Ngay trên một nền tảng kinh tế nhất định, ở các giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau, quan hệ tài sản của vợ chồng cũng được nhìn nhận và xem xét một cách khác nhau.
    Hầu hết pháp luật các nước cũng như Luật HN – GĐ nước ta đều ghi nhận chế độ tài sản riêng của vợ chồng. Thực chất đây là việc thừa nhận tính độc lập trong quan hệ tài sản của vợ và chồng, bảo đảm tính thống nhất nội tại, chặt chẽ trong chế định sở hữu chung và sở hữu riêng của vợ chồng. Không nên cho rằng quy định chế độ tài sản riêng của vợ chồng sẽ gây tâm lý “của anh của tôi” làm cho tình cảm vợ chồng sứt mẻ. Thực tế cuộc sống cho thấy, trong đời sống gia đình khi hôn nhân đang tồn tại, vợ chồng đang chung sống hạnh phúc thì không bao giờ phân biệt rạch ròi của chung, của riêng mà vấn đề sở hữu tài sản bao giờ cũng được điều chỉnh hợp lý, phù hợp với từng gia đình. Việc xác định tài sản của vợ chồng chỉ thực sự có ý nghĩa khi phải giải quyết các tranh chấp đến tài sản của vợ hoặc chồng khi cần thanh toán tài sản mà bản thân người vợ hoặc người chồng tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế cụ thể nào đó. Quy định vợ chồng có tài sản riêng là rất cần thiết, nó bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai vợ chồng đối với tài sản riêng của họ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Ngày nay, do kết quả của sự nghiệp giải phóng phụ nữ, vai trò lao động và vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội rất lớn và bình đẳng với nam giới. Vì vậy pháp luật quy định vợ chồng có quyền sở hữu những tài sản riêng không ảnh hưởng đến lợi ích của vợ chồng, không ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên khác trong gia đình mà là cụ thể hóa Hiến pháp 1992 về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Tuy nhiên, với điều kiện tâm lý, phong tục, tập quán, thói quen việc phân định tài sản riêng của vợ chồng gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng và ý thức của mỗi công dân và gia đình trong xã hội.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...