Tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hà

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

    Chương 1
    CƠ SỞ LƯ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ÁP DỤNG QUẢN LƯ RỦI RO VÀO QUY TR̀NH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LƯ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
    1.1.1. Sự cần thiết của quản lư hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
    1.1.1.1. Bản chất của quản lư hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
    Giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia là một xu hướng mang tính tất yếu khách quan do tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện c̣n tồn tại các quốc gia có chủ quyền chính trị và chủ quyền kinh tế độc lập th́ thương mại quốc tế c̣n chịu ảnh hưởng rất lớn của chính sách quốc gia, trong đó kiểm soát nhà nước đối với hàng hóa qua lại biên giới có tầm quan trọng đặc biệt.
    Xột trên phương diện lợi ích quốc gia và quốc tế, sự kiểm soát này là cần thiết để pḥng, chống lại các hành vi lợi dụng thương mại quốc tế phục vụ các mục tiêu không có lợi cho quốc gia nói riêng, loài người nói chung như buôn lậu, XNK hàng hóa thuộc danh mục cấm Cơ quan được nhà nước ủy quyền làm chức năng kiểm soát hàng hóa qua lại biên giới là Hải quan.
    Theo quan niệm của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) th́ Hải quan là cơ quan trực thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành luật Hải quan về thu thuế hải quan và các thuế khác, đồng thời chịu trách nhiệm thi hành các luật khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển hay lưu khohàng hoá.
    Theo điều 11 Luật Hải quan đă được sửa đổi, bổ sung năm 2005 của nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam thỡ“Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải: pḥng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá XNK; thống kê hàng hoá XNK; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lư nhà nước về hải quan đối với hoạt động XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá XNK”.
    1.1.1.2.Tác động của quản lư hải quan đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
    Hoạt động hải quan có tác động hai mặt đối với hoạt động XNK hàng hóa.
    Một mặt, quản lư hải quan là cần thiết để thực thi các chính sách của Nhà nước nhằm định hướng hoạt động XNK hàng hóa phục vụ lợi ích quốc gia. Trước hết cơ quan hải quan làm nhiệm vụ kiểm soát XNK, quá cảnh để ngăn ngừa các hành vi lợi dụng giao dịch thương mại qua biên giới làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và loài người.
    Thứ hai, quản lư hải quan đóng vai tṛ quan trọng trong thực thi các chính sách kinh tế của Chính phủ. Thông qua hoạt động thu thuế và áp dụng các thủ tục hải quan, cơ quan hải quan triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích hay cản trở một số loại hàng hoá nào đó đi ra hoặc đi vào biên giới nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
    Cơ quan hải quan cũng giúp Chính phủ thực hiện chính sách tự vệ hợp pháp thông qua chức năng cung cấp thông tin và hỗ trợ điều tra về hàng nhập khẩu. Ngoài ra, hải quan c̣n là bộ mặt của quốc gia trong quan hệ với khách quốc tế. Thái độ, năng lực, tŕnh độ tổ chức và tính chuyên nghiệp của hoạt động hải quan phản ánh văn hoá ứng xử và tŕnh độ tổ chức quản lư quốc gia. Hoạt động hải quan chuyên nghiệp và hiệu quả làm tăng thiện cảm của đối tác trong quan hệ với quốc gia.
    Thứ ba, quản lư hải quan hỗ trợ và tạo điều kiện cho thương mại phát triển, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển đất nước. Chi phí hải quan trong giao dịch thương mại quốc tế càng giảm, thủ tục hải quan càng đơn giản th́ ngành ngoại thương càng có điều kiện phát triển. Thương mại quốc tế phát triển sẽ khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, khuyến khích tiêu dùng, khuyến khích sản xuất, kinh doanh trong nước. Không những thế, chi phí hải quan thấp c̣n làm cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều có lợi do giá cả hàng hoá được hạ thấp một cách phổ biến. Chính v́ thế, những nước có khả năng tạo lập môi trường hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có khả năng tiền hành các hoạt động thương mại quốc tế một cách hiệu quả đều là những nước đạt mức tăng trưởng và phát triển cao.
    Thứ tư, hải quan góp phần duy tŕ một sân chơi b́nh đẳng cho cho tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Có thể nói như vậy là do các thủ tục ở biên giới ngày càng trở nên phức tạp do yêu cầu chính sách và thủ tục liên quan trực tiếp đến các cam kết thương mại quốc tế và khu vực. Khi áp dụng thủ tục hải quan như nhau với mọi hàng hoá và đối tượng, hải quan đă tạo môi trường để các thành phần kinh tế b́nh đẳng với nhau.
    Mặt khác, quản lư hải quan cũng có tác động hạn chế hoạt động thương mại nếu như không được cải cách phù hợp với yêu cầu thực tế.
    Tác động hạn chế thứ nhất là làm tăng thời gian và chi phí lưu thông hàng hóa XNK do quá tŕnh vận chuyển phải ngưng lại để làm thủ tục kiểm tra hải quan. Nếu cơ quan hải quan kém năng lực, quy tŕnh kiểm tra lạc hậu th́ hàng hóa XNK sẽ phải chờ đợi rất lâu, vừa mất thời gian, vừa mất cơ hội giao hàng đúng hạn. Hơn nữa, chủ hàng c̣n mất thêm chi phí lưu kho, lưu băi, thậm chí có trường hợp phải thêm tiêu cực phí. Đây là cản trở lớn nhất của quản lư hải quan đối với ngoại thương.
    Tác động hạn chế thứ hai là tạo rào cản giao lưu hàng hóa qua biên giới thông qua thuế quan và các điều kiện thông quan khác. Khi thuế quan khá cao, hàng hóa khi qua biên giới phải gỏnh thờm một khoản chi phí khá lớn làm tăng giá bán nên hạn chế sức cạnh tranh và quy mô tiêu thụ. Ngoài ra, sự kiểm soát hải quan đôi khi c̣n được một số quốc gia sử dụng như một thủ tục làm giảm động lực đưa hàng qua biên giới do tính chất quá phức tạp của nó. Chớnh vỡ tác động cản trở này nờn cỏc tổ chức liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu đang nỗ lực đàm phán để các nước tự nguyện hạ thấp hàng rào bảo hộ ở biên giới.
    Tác động cản trở thứ ba là tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, giữa hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ trong nước. Hàng xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng, hàng nhập khẩu phải nộp thuế đă tạo ra mặt bằng không giống nhau giữa hàng tiêu dùng nội địa và hàng xuất, nhập khẩu. Tác động này không những gây khó khăn cho hoạt động ngoại thương mà c̣n tiềm ẩn nguy cơ trốn thuế và lợi dụng hoàn thuế nhằm thu lợi.
    Tóm lại, quản lư hải quan đối với hàng hóa XNK vừa mang yếu tố cần thiết khách quan, vừa mang yếu tố cản trở ở mức độ nhất định giao lưu thương mại quốc tế. Chính v́ thế, yêu cầu cải cách hải quan phổ quát trên thế giới là làm sao để quản lư hải quan cân bằng được hai yêu cầu kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại.



    1.1.2. Khái niệm và nguyên tắc quản lư rủi ro trong lĩnh vực hải quan
    1.1.2.1. Khái niệm quản lư rủi ro trong lĩnh vực hải quan
    Quản lư rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là việc cơ quan hải quan áp dụng có hệ thống các biện pháp, các quy tŕnh nghiệp vụ và thông lệ nhằm bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lư để tập trung quản lư có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng có nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
    Cơ quan hải quan áp dụng QLRR dựa trên việc thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về các đối tượng (tổ chức, cá nhân) thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài là đối tác hoặc có liên quan đến các hoạt động này. Ngoài ra, các thông tin về nơi xuất xứ hàng hóa nhập khẩu; quốc gia, khu vực xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc là địa điểm trung chuyển hàng hóa vào Việt Nam; thông tin về chính sách quản lư của cơ quan quản lư nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; chính sách ưu đăi trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, ưu đăi về hạn ngạch thuế quan của Việt Nam hoặc giữa Việt Nam với các quốc gia . đều là cơ sở để phục vụ QLRR.
    Cơ quan hải quan áp dụng quy tŕnh QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo tŕnh tự quy định. Để điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách có hiệu quả, cơ quan hải quan theo dơi, kiểm tra đánh giá lại việc thực hiện nội dung các bước theo quy tŕnh; đo lường, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật về hải quan của các tổ chức, cá nhân.
    Khi đă thực hiện đỳng cỏc quy định và quy tŕnh nhưng không phát hiện được vi phạm pháp luật về hải quan th́ công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy tŕnh QLRR được miễn trừ trách nhiệm cá nhân.
    1.1.2.2. Nguyên tắc quản lư rủi ro trong lĩnh vực hải quan
    Nguyên tắc 1: Tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại. Cơ quan hải quan áp dụng QLRR là nhằm tạo thuận lợi đối với các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về hải quan. Những đối tượng này sẽ được hưởng chế độ kiểm tra hải quan ở mức đơn giản nhất, thời gian thông quan nhanh nhất, chi phí hải quan thấp. Khối lượng hàng hóa XNK phải tiến hành kiểm tra thực tế giảm, lượng hàng hóa không phải kiểm tra tăng lên, tạo điều kiện cho giao lưu hàng hóa qua biên giới thuận tiện.
    Nguyên tắc 2: Khuyến khích sự tuân thủ tự giác của đối tượng quản lư hải quan. QLRR thực chất là đối xử phân biệt trong kiểm tra hải quan với các đối tượng quản lư khác nhau dựa trên thông tin về sự tuân thủ pháp luật hải quan của họ. Mục đích của sự phân biệt này là tạo ưu đăi cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật để khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt hơn.
     
Đang tải...