Luận Văn Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sư cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Bộ luật Dân sự nói chung và chế định thừa kế nói riêng điều chỉnh
    quan hệ tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội
    của nước ta trong sự hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, BLDS phải
    có tính ổn định và tương thích với luật dân sự của các nước. Tuy nhiên,
    BLDS được xây dựng trong thời kỳ bắt đầu của cơ chế thị trường, cho nên
    không thể dự liệu hết sự phát triển của các giao lưu dân sự. Vì thế nhu cầu
    hoàn thiện BLDS là tất yếu.
    Trong BLDS, Phần thừa kế đóng vai trò quan trọng điều chỉnh việc
    chuyển dịch di sản của người chết cho những người khác còn sống theo di
    chúc hoặc theo qui định của pháp luật. Việc điều chỉnh quan hệ thừa kế cần
    phù hợp với sự phát triển cơ chế thị trường nhưng phải đảm bảo lợi ích của
    người thừa kế và lợi ích chung của gia đình, đảm bảo sự đoàn kết trong gia
    đình và dòng tộc.
    Hàng năm, Tòa án các cấp xét xử hàng nghìn vụ án về thừa kế,
    trong đó có nhiều vụ án qua nhiều cấp xét xử hoặc cùng một cấp, nhưng
    xét xử lại qua nhiều lần, mỗi lần có quyết định khác nhau, thậm chí trái
    ngược nhau. Do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là một
    số qui định về thừa kế không rõ ràng, cụ thể, còn qui định không tương
    thích với qui định khác trong BLDS Ngoài ra, việc áp dụng một số qui
    định chung trong phần thừa kế của các Toà án chưa thống nhất, do thiếu
    văn bản hướng dẫn, do trình độ của Thẩm phán còn hạn chế dẫn đến việc
    áp dụng một số qui định không chính xác trong việc giải quyết các tranh
    chấp về thừa kế.
    Trong cơ chế thị trường, quyền tài sản của cá nhân là một quyền
    kinh tế quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất
    nước. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm về tài sản còn ảnh hưởng bởi tư tưởng
    2
    bao cấp, cho nên hạn chế quyền định đoạt của cá nhân, vì vậy phát triển,
    mở rộng khái niệm về di sản sẽ góp phần hoàn thiện khái niệm tài sản là
    đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lý dân sự.
    Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Cơ sở lý luận và thực
    tiễn của những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự" sẽ lý giải
    các vấn đề chung về thừa kế một cách khoa học. Ngoài ra, luận án phân
    tích, bình luận khoa học nội dung các qui định chung về thừa kế trong Bộ
    luật Dân sự và đưa ra giải pháp hoàn thiện các qui định chung về thừa kế.
    2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Nghiên cứu cơ sở khoa học của các qui định chung của thừa kế
    nhằm mục đích, phát triển, xây dựng nội dung khoa học của các qui định
    đó. Phân tích nội dung của một số qui định quan trọng trong phần qui định
    chung góp phần làm rõ nội dung của các qui định, tìm ra những bất cập,
    hạn chế, từ đó đề xuất hướng hoàn thiện phần qui định chung trong BLDS.
    Để thực hiện mục tiêu đó, luận án tập chung nghiên cứu các vấn đề sau:
    - Những vấn đề lý luận của các qui định chung về thừa kế. Vai trò
    của các qui định chung điều chỉnh quan hệ thừa kế.
    - Các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến việc
    xây dựng các qui định chung về thừa kế.
    - Một số kinh nghiệm ở Việt Nam và các nước xây dựng các qui
    định chung về thừa kế .
    - Nội dung những qui định chung về thừa kế trong BLDS 2005.
    - Thực tiễn áp dụng các qui định chung về thừa kế giải quyết tranh
    chấp di sản.
    3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
    Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc bổ sung và hoàn thiện
    những vấn đề lý luận của các qui định chung về thừa kế, tạo cơ sở cho việc
    sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phần thứ tư của Bộ Lụât Dân sự .
    3
    Qua việc xây dựng các khái niệm khoa học và phân tích nội dung
    các qui định chung về thừa kế, giúp cho việc nghiên cứu giảng dạy pháp
    luật về thừa kế của Nhà nước ta tốt hơn. Mặt khác, luận án làm tài liệu
    tham khảo cho cơ quan xây dựng và áp dụng pháp luật.
    4. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về thừa kế tương đối nhiều và ở các
    cấp độ khác nhau như các khoá luận cử nhân, luận văn cao học và các luận
    án tiến sĩ. Ngoài ra, còn một số bài viết trong các tạp chí Luật học của
    Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật của Bộ Tư
    Pháp, Tạp chí Toà án Nhân dân .
    + Các luận án tiến sĩ:
    - Phùng Trung Tập: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam
    từ năm 1945 đến nay”. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát
    triển của thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Nội
    dung chủ yếu của luận án làm rõ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá,
    xã hội ảnh hưởng đến việc điều chỉnh pháp luật về diện và hàng thừa kế
    trong pháp luật dân sự Việt Nam.
    - Phạm Văn Tuyết: “Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự Việt
    Nam”. Đề tài nghiên cứu những vấn đề như: khái niệm về di chúc, quyền
    của người lập di chúc, các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
    + Luận văn cao học:
    - Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt
    Nam”. Nội dung chủ yếu gồm các vấn đề sau: khái niệm thừa kế theo pháp
    luật, diện và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo pháp
    luật.
    - Nguyễn Thị Hồng Bắc: “Một số vấn đề thừa kế theo pháp luật
    trong BLDS Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu có tính sơ lược về lịch sử của
    thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam, một số nguyên tắc chủ yếu của thừa kế,
    4
    các trường hợp thừa kế theo pháp luật, căn cứ phân chia hàng thừa kế.
    + Các công trình nghiên cứu khác:
    - Viện Khoa học Pháp lý: “Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản
    của BLDS ”. Các tập bình luận phân tích nội dung cơ bản của các qui đinh
    trong BLDS 1995 nói chung và các qui định về thừa kế nói riêng.
    - Viện Nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật: “Những vấn đề cơ bản
    về BLDS Việt Nam”. Đây là số tạp chí chuyên đề về BLDS (số 5/ 1995).
    Trong đó có chuyên đề về chế định thừa kế trong BLDS. Chuyên đề này
    nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của điều chỉnh pháp luật về thừa kế, căn
    cứ khoa học để phân chia các hàng thừa kế.
    - Trường Đại học Luật Hà Nội, số tạp chí chuyên đề về BLDS
    (1996). Trong đó có bài viết về những điểm mới của di sản dùng vào việc
    thờ cúng trong BLDS so với Pháp lệnh Thừa kế 1990.
    - Tòa án Nhân dân Tối cao: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn
    nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa
    án nhân dân”. Đây là công trình cấp bộ nghiên cứu về thừa kế, nội dung
    chủ yếu của đề tài là các vấn đề thực tiễn xét xử của Toà án trong việc giải
    quyết tranh chấp về thừa kế.
    - Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS”.
    Tác giả so sánh pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát
    triển và so với chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự Pháp.
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Xuất phát từ các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
    vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so
    sánh, tổng hợp, qui nạp để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các qui
    định chung về thừa kế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...