Tiểu Luận Cơ sở lý luận và thực tiễn của Đảng ta để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tro

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI NÓI ĐẦU
    Không ai còn có thể phủ nhận được vai trò của văn hoá đối với sự phát triển mỗi dân tộc cũng như đối với sự phát triển nhân loại. Trong suốt chặng đường 81 năm lãnh đạo nhân dân, tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn quan tâm toàn diện, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và sức mạnh văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
    Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá với nước ngoài và trong hoàn cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn về mọi mặt. Những điều kiện trên đưa tới nhiều yếu tố tích cực, đồng thời cũng đưa tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là trong văn hoá. Khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta cũng trực tiếp khẳng định các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà “Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là một bộ phận cấu thành. Bởi vậy, xây dựng và phát triển “nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã và đang là một nhiệm vụ chiến lược đòi hỏi Đảng, toàn dân và toàn quân phải tiến hành các hoạt động thực tiễn để văn hoá có thể góp phần tốt nhất bảo đảm cho dân tộc vững bước trên con đường của sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa.
    Ngày nay sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa chúng ta biết rằng khi đề ra bất kỳ một chủ trương, chính sách gì, Đảng ta đều lấy cơ sở chủ yếu là lý luận của chủ nghĩa Mác, mà triết học đóng vai trò nền tảng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cũng không nằm ngoài quy luật này. Cơ sở triết học đầu tiên ta nhận thấy đó chính là các nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các nguyên lý này nêu rõ, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối quan hệ khách quan phong phú, và trong mọi sự vật biến đổi thì phát triển là xu hướng chủ yếu. Văn hoá Việt Nam tồn tại trong mối quan hệ giao lưu với với văn hoá thế giới vì vậy việc tiếp theo, có sự đan xen và hội nhập là điều tất yếu. Tuy nhiên, trong các mối liên hệ này, vấn đề chủ chốt là hội nhập, giao lưu và phát triển không cào bằng, mà trên cơ sở là bản sắc riêng đậm đà tính dân tộc.
    Các quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chỉ rõ, mọi sự vật hiện tượng đều bao gồm mẫu thuẫn bên trong nó, đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nhau. Văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển yếu tố tích cực, đó là truyền thống văn hoá lâu đời với bản sắc riêng mang đậm truyền thống tốt đẹp được hun đúc một chiều dài lịch sử người Việt Nam, nó luôn đấu tranh với các mặt tiêu cực, đó chính là những hủ tục lạc hậu, lối sống buông thả cuộc đấu tranh này là tất yếu. Tuy nhiên quy luật sự phát triển cũng nêu rõ chính sự đấu tranh này là nguồn gốc động lực cho sự phát triển. Quá trình đấu tranh này làm xoá bỏ dần các mặt tiêu cực, làm chuyển biến nó. Với cơ sở lý luận này, quan điểm của Đảng là xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đận đà bản sắc dân tộc là một quan điểm hết sức đúng đắn.
    Mặt khác theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì trong quá trình phát triển luôn có quá trình phủ định biện chứng, đó chính là phủ định để kế thừa phát triển. Quá trình hội nhập phát triển văn hoá luôn tồn tại sử dụng mối quan hệ giữa các mặt tích cực và tiêu cực của văn hoá. Tuy nhiên quá trình phát triển đó không phải diễn ra dễ dàng theo đường tuyến mà đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, có sự đấu tranh giữa cái cũ, và cái mới, song quy luật chỉ rõ cái mới là cái quy luật nên tất yếu giành thắng lợi. Nắm chắc quy luật này, tức là đã có quan điểm đúng đắn là xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là một quá trình lâu dài, tuy vậy phải có định hướng đúng đắn, nó như vậy mà tạo điều kiện cho quá trình này để thắng lợi xây dựng nền văn hoá mới là mục đích của chủ nghĩa xã hội.
    Chúng ta không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội nếu không có văn hoá xã hội chủ nghĩa và ngược lại. Bằng văn hoá chủ nghĩa xã hội tiến hành cấu tạo những di sản xã hội cũ, loại trừ giá trị không phù hợp đấu tranh chống lại các tư tưởng lạc hậu, đặc biệt là chống lại cuộc tiến công tư tưởng văn hoá của các thế lực thù địch. Vấn đề quan trọng là ở chỗ chống văn hoá phản dân tộc phải kết hợp với xây dựng nền văn hoá mới. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa diễn ra hàng ngày sau thắng lợi của cách mạng vô sản, nếu không có một nền văn hoá mới và những con người mới sẽ làm suy yếu tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, tạo địa bàn cho sự xâm nhập của văn hoá phản động gây suy thoái từ bên trong.
    Như vậy với những cơ sở khoa học, bằng việc hiểu biết thực tiễn cách mạng phong phú, Đảng ta ngay từ đầu đã coi trọng xây dựng nền văn hoá mới, nó được khẳng định trong suốt lịch sử hơn 80 năm của Đảng. Và điều đó chính là lý do tại sao tôi lại chọn đề tài tiểu luận: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của Đảng ta để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay”.
    Do còn hạn chế về kiến thức, trình độ, tôi mong các thầy cô góp ý để bài làm của tôi được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...