Tiểu Luận Cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối .
    Những thành tựu đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới nói chung và chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường, Việt Nam đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, kết hợp nội lực với ngoại lực để phát triển nhanh hơn. Để hiểu hơn về chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay cũng như vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế ở Việt Nam và trực tiếp là vận dụng vào phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, em xin được trình bày trong tiểu luận này với những nội dung chính như sau:
    Phần I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay
    Phần II. Phát triển kinh tế nhiều thành phần tại tỉnh Vĩnh Phúc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...