Tiểu Luận Cơ sở lý luận và pháp luật về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của vấn đề
    Bộ máy Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong bộ máy nhà nước, không một cơ quan nào nắm trọn vẹn một nhánh quyền lực nhà nước. Hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước đều nằm trong mối liên hệ với các cơ quan nhà nước khác, đều chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước khác hoặc của các tổ chức xã hội, công dân. Trong tổng hoà các mối quan hệ đó, “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm truớc nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên” Điều 119,Hiến Pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001); Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo hiến pháp và pháp luật; “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp và luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp” (Điều 123 của Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001).

    Thực tiễn những năm gần đây cho thấy hoạt động của Hội đồng nhân dân đã ngày càng hiệu quả hơn. Các hình thức, phương pháp, nội dung giám sát phong phú đã mang lại những kết quả nhất định góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế, xã hội, tăng cường hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân;

    Tuy nhiên, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế: Hiến pháp, pháp luật ở một số nơi vẫn chưa được thực hiện nghiêm minh; Kỷ cương hành chính vẫn chưa được củng cố vững chắc; Các hiện tượng tham nhũng tiêu cực trong cơ quan hành chính vẫn chưa được đẩy lùi ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước.

    Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bổ sung chức năng lãnh đạo của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp. Điều lệ Đảng được Đại hội X thông qua đã chỉ rõ: “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng, đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng”. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nêu: “Kết hợp giám sát Đảng với giám sát của Nhà nước và giám sát của nhân dân”. Đây là nội dung mới có tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân vì nếu nội dung, thời gian, các đợt giám sát của Đảng, Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không kết hợp hài hoà đã và sẽ có nơi, có lúc thực hiện chồng chéo gây khó khăn bất cập cho các cơ quan hành chính. Sự giống và khác nhau về hoạt động kiểm tra giám sát của Tổ chức Đảng đối với các cơ quan hành chính như thế nào? Thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận cũng như hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đặt trong mối tương quan các chức năng giám sát của Tổ chức đảng, các tổ chức chính trị xã hội và công dân đã được pháp luật quy định.

    Từ những vấn đề trên cùng với lĩnh vực công tác của mình, học viên chọn vấn đề “Kiểm soát đối với hoạt động của cơ quan hành chính cùng cấp thông qua hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh” để bước đầu nghiên cứu đồng thời đề xuất một số giải pháp để hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ngày càng tiến bộ, hiệu quả.
    2. Tình hình nghiên cứu của tiểu luận
    Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đã được nghiên cứu và quy định trong Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992; Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 (sửa đổi năm 2003); Quy chế Hoạt động của HĐND năm 1996, Quy chế Hoạt động của HĐND 2005; Nhiều văn bản pháp luật khác.
    Bến cạnh đó, nhiều cuộc Hội thảo đã được tổ chức thường xuyên trong cả nước, thảo luận thông qua các cuộc giao ban định kỳ của các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ (một năm 2 lần)
    Các bài viết của nhiều tác giải đang trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và Pháp luật

    Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác, học viên thấy rằng mảng nghiên cứu này còn hạn chế, chưa bắt kịp những thay đổi đang diễn ra trong đời sống thực tiễn, chưa cập nhật kịp thời trong các văn kiện của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, đặc biệt làm thế nào để khắc phục việc chồng chéo trong việc thực hiện chức năng giám sát trong bộ máy Nhà nước xét về tổng hoà các mối liên hệ thì liên quan đến cả tổ chức Đảng vì Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bổ sung chức năng lãnh đạo của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp. Điều lệ Đảng được Đại hội X thông qua đã chỉ rõ: “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng, đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng” và Nhà nước ta lại là nhà nước đơn nhất.

    3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu

    Tiểu luận “ Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh “ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Về nội dung, hình thức và phương pháp giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

    Mối quan hệ giữa chức năng giám sát của Tổ chức đảng, các tổ chức chính trị-xã hội, toà án và công dân. Đặc biệt là tìm ra sự giống và khác nhau trong việc thực hiện chức năng giám sát của tổ chức đảng với chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để hoạt động này không bị chồng chéo gây khó khăn cho các cơ quan hành chính. Đề tài cũng nêu thực tiễn hoạt động của hội đồng nhân dân một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng trong thời gian gần đây. Từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Là hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân cấp tỉnh từ năm 2004 đến nay trong vai trò cơ quan quyền quyền lực kiểm soát hoạt động hành chính nhà nước cùng cấp.
    5. Phương pháp luận: Tiểu luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của Đảng, Nhà nước ta trong những năm qua.
    6. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nhiệm vụ trên, tiểu luận sử dụng phối hợp các nhóm và phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
    - Nghiên cứu các văn kiện của đảng, các tài liệu tham khảo, các chương trình nghiên cứu có lien uqan nhằm xác định cơ sở lý luận của tiểu luận.
    - Phân tích, tổng hợp, so sánh một số các dữ liệu có liên quan.’
    - Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý có kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu
    - Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của một số tỉnh để đưa ra giải pháo có tính khả thi phù hợp với điều kiện của Việt nam
    - Sử dụng Internet để tra cứu thêm tài liệu, sử dụng các công cụ hỗ rợ như chương trình Microsofs, Word để làm phương tiện thực hiện
    7. Kết cấu của tiểu luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung tiểu luận được thể hiện ở 3 chương:
    - Chương I: Cơ sở lý luận và pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
    - Chương II: Thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
    - Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
    8. Đóng góp của tiểu luận
    Về chủ quan, học viên mong muốn tiểu luận sẽ đóng góp về những nội dung cơ bản về lý luận liên quan đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Phản ánh và phân tích được thực trạng tình hình hiện nay; đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới; Tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, công tác của những người quan tâm đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như lắng nghe một tiếng nói từ thực tiễn sinh động của cuộc sống.


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
    1. Địa vị pháp lý của HĐND cấp tỉnh.
    2. Về tổ chức, nhiệm kỳ của HĐND cấp tỉnh.
    3. Việc giám sát thông qua xem xét báo cáo của UBND, toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
    4. Chất vấn tại kỳ họp.
    5. Giám sát chuyên đề.

    CHƯƠNG III 14 GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...