Tài liệu Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của khẩu hiểu &quot Tiết kiệm là quốc sách&quot

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của khẩu hiểu: Tiết kiệm là quốc sách

    Lời mở đầu
    Sản xuất là hoạt động cơ bản của con người. Mọi xă hội muốn tồn tại và phát triển phải duy tŕ sản xuất. Nhưng trong những điều kiện, muốn cho sản xuất có hiệu quả và phát triển nhanh chóng th́ sản xuất phải gắn liền với tiết kiệm. Có thể nói, hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong quá tŕnh phát triển nhanh chóng, nó đ̣i hỏi một khối lượng vốn đầu tư lớn và đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

    Tuy nhiên, t́nh h́nh huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn trong nước cho nền kinh tế Việt Nam đang c̣n nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Một trong những nguyên nhân gây ra t́nh trạng trên la do khả năng tích luỹ, tiết kiệm vốn trong nước đang c̣n nhiều yếu kém, t́nh h́nh sử dụng vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ bản hiệu quả chưa cao, t́nh trạng thất thoát lăng phí c̣n lớn và diễn ra khá phổ biến . Do đó với nền kinh tế nước ta hiện nay, vấn đề tiết kiệm đang càng trở nên rất cấp thiết.

    Trong bài viết này, do khả năng nghiên cứu hạn chế nên chúng tôi đề cập đến các nguồn tiết kiệm trong nước. Trong đề tài này chúng tôi xin tŕnh bày những vấn đề liên quan đến khẩu hiệu “ Tiết kiệm là quốc sách “.

    Nội dung của bài viết bao gồm 3 chương :
    Chương 1: Cơ sở lư luận của khẩu hiệu: “ tiết kiệm là quốc sách “
    Chương 2: Thực trạng về vấn đề thực hành tiết kiệm ở Việt Nam
    trong thời gian qua
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết kiệm ở
    Việt Nam trong thời gian tới


    Chương 1
    Cơ sở lư luận của khẩu hiệu: “ tiết kiệm là quốc sách


    1.1. Khái niệm về tiết kiệm

    Khi nói về tiết kiệm th́ mỗi nhà kinh tế lại đưa ra khái niệm khác nhau. Nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith trong tác phẩm “ Của cải của các dân tộc “ cho rằng: “ Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá tŕnh tăng tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm th́ vốn không bao giờ tăng lên “

    Sang đến thế kỷ 19, C.Mác đă chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy mô đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, đồng thời phải sử dụng tiêt kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Mặt khác, phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II, thực hành tiết kiệm tiêu dùng trong sinh hoạt ở cả hai khu vực. Như vậy, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để táI sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng.

    Đúc kết quan điểm của các nhà kinh tế học khác nhau, Hồ Chí Minh đă vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta và đưa ra khái niệm về tiết kiệm: “ Tiết kiệm là một quy luật, một phương pháp của một chế độ kinh tế, không phải chỉ tiết kiệm khi đất nước c̣n nghèo, mà ngay cả khi giàu có và càng giàu có càng phải thực hành tiết kiệm “. Bác luôn nhấn mạnh “ tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là 2 vấn đề mấu chốt để xây dựng, phát triển kinh tế, phát triển văn hoá xă hội, để cải thiện đời sống nhân dân “. Tư tưởng quan điểm của Bác là “ làm ra nhiều, chi dùng nhiều. Không cần th́ không chi dùng. Đó là tất cả chính sách kinh tế của nước ta “. Tiết kiệm - theo Bác “ cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân! “

    Như vậy, tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn đạt được mục tiêu xác định hoặc sử dụng đúng định mức nhưng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đă xác định ( Pháp lệnh của UBTVQH sè 02/1998/PL - UBTVQH10 )

    1.2. Bản chất của tiết kiệm

    Tiết kiệm trong mọi thời điểm rất dễ bị hiểu sai lệch, chúng ta cần phải t́m hiểu cặn kẽ và đúng đắn bản chất của tiết kiệm để trong quá tŕnh thực hành và vận dụng trong thực tiễn có thể đúng hướng.

    Tiết kiệm là với chi phí thấp nhất để đạt hiệu quả cao nhất. Tiết kiệm không có nghĩa là bủn xỉn “ không phải xem đồng tiền to bằng cái nống, gặp việc đáng làm không làm, đáng tiêu không tiêu. Tiết kiệm phải được thực hiện một cách toàn diện, hoàn chỉnh bao gồm cả tiết kiệm của riêng, tiết kiệm của công. Nếu không biết tiết kiệm của riêng th́ không thể tiết kiệm của công được. Nhưng nếu chỉ lo tiết kiệm của riêng mà phung phí của công là không đúng. Tiết kiệm không chỉ lao động và tiền mà cả thời giờ “, Hồ Chí Minh đă từng nói: “ Chóng ta cần có sự tính toán cân nhắc thận trọng, khi nào không nên tiêu xài th́ một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng việc đáng làm v́ Ưch nước, đồng bào th́ tiêu bao nhiêu, tốn bao nhiêu chúng ta cũng sẵn sàng thực hiện “.

    Trong thời điểm hiện nay, với chủ trương “ kích cầu “ của Nhà nước, tuy nhiên chúng ta phải xem xét và khẳng định rằng không có sự mâu thuẫn giữa việc khuyến khích tiêu dùng và thực hành tiết kiệm. Tiết kiệm và kích cầu là hai vấn đề gắn bó với nhau nhưng hoàn toàn khác nhau. Tiết kiệm không có nghĩa là chi Ưt mà chi đúng và chi có hiệu quả. Thực hành tiết kiệm đồng thời với việc không chấp nhận việc tiêu dùng xa hoa, lăng phí, cần tiêu 1 mà tiêu 3, cần tiêu 3 lại tiêu 7. Bản thân từng người lao động, từng doanh nghiệp được Nhà nước ta khuyến khích tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất bởi tiêu dùng là một khâu trong ṿng tṛn khép kín: sản xuất - lưu thông - phân phối - tiêu dùng. Đây chính là bản chất của tiết kiệm. Chúng ta hiểu và biết kết hợp hai vấn đề “ kích cầu “ và tiết kiệm để phát triển sản xuất. Như vậy mới có thể phát triển kinh tế được.

    1.3. Các nguồn tiết kiệm

    1.3.1. Tiết kiệm trong khu vực Nhà nước

    - Tiết kiệm trong thu chi ngân sách Nhà nước ( NSNN ) :

    Khoản này c̣n được gọi là vốn ngân sách chi cho phát triển kinh tế xă hội. Tiết kiệm của ngân sách được xác định bằng thu ngân sách trừ đi chi thường xuyên. Tiết kiệm của ngân sách phụ thuộc vào 3 yếu tố: Thu, chi ngân sách và chất lượng đầu tư của chính phủ. Trong trường hợp bội chi ngân sách, Nhà nước sẽ phải đi vay hoặc xin viện trợ để bù đắp vào khoản thiếu hụt đó. Ở nước ta, phần bù đắp cho thâm hụt ngân sách chủ yếu được thực hiện bằng các khoản vay ODA và vay trong dân. Hai kênh này sẽ được bàn đến trong từng phần riêng biệt. V́ thế, phần vốn từ NSNN ở đây chủ yếu được hiểu là phần tích luỹ từ nguồn thu trong nước của ngân sách, sau khi đă chi trả cho các khoản chi thường xuyên, dự pḥng hoặc trả nợ.

    - Tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN ) :

    Để tiến hành đầu tư sản xuất, nhiều doanh nghiệp Nhà nước tự đầu tư bằng vốn huy động từ phần lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh các nguồn vốn khác như vay trực tiếp từ dân cư, vay nước ngoài hoặc nhận từ NSNN. Để tránh trùng lặp với các nguồn vốn khác, phần này cũng chỉ phân tích sâu vào nguồn tiết kiệm của bản thân các doanh nghiệp này mà thôi.

    1.3.2. Tiết kiệm trong khu vực tư nhân

    - Tích luỹ của các doanh nghiệp tư nhân ( DNTN ):

    Mặc dù là một khu vực kinh tế tương đối non trẻ so với khu vực Nhà nước, nhưng khu vực tư nhân Việt Nam đang chứng tỏ một sức vươn lên mạnh mẽ và đầy hứa hẹn trong tương lai. Khu vực tư nhân của Việt Nam hiện nay bao gồm nông dân, các doanh nghiệp hộ gia đ́nh, DNTN vừa và nhỏ ( SMEs ) và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối lớn.

    - Tiết kiệm của các tầng lớp dân cư :

    Nguồn vốn trong dân luôn là một nguồn rất lớn, và có nhiều khả năng tăng cường huy động để phát triển kinh tế. Cơ sở chủ yếu để huy động nguồn vốn này chính là tiết kiệm trong dân cư. Nếu các kênh huy động vốn hoạt động có hiệu quả th́ đại bộ phận nguồn tiết kiệm trong dân đó sẽ sẵn sàng tích trữ nguồn tiết kiệm đó dưới dạng mua vàng, ngoại tệ hoặc các tài sản có giá trị, thay v́ gửi chúng vào ngân hàng hay các kênh huy động tài chính khác. Đó sẽ là một sự lăng phí nguồn lực rất lớn đối với một đất nước c̣n đang rất khát vốn đầu tư như chúng ta. Có được vốn huy động rồi , nếu muốn biến chúng thành vốn đầu tư thực hiện, đ̣i hỏi ngân hàng và các tổ choc tín dụng phải có những chính sách cho vay hấp dẫn, môi trường đầu tư thuận lợi đủ sức khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất. V́ thế, tăng cường thu hút vốn trong dân mà không có các biện pháp khuyến khích đầu tư th́ sẽ dẫn đến t́nh trạng ứ đọng trong ngân hàng như t́nh h́nh của Việt Nam trong những năm 1996 - 1997.

    1.4. Kinh nghiệm của một số nước về vấn đề: tiết kiệm là quốc sách

    - Thái Lan: Năm 1997, Thái Lan đang đắm ch́m trong cuộc khủng hoảng tài chính, thế giới đă được chứng kiến h́nh ảnh cảm động người dân Thái lũ lượt đi quyên góp để cứu ngân khố nước nhà. Có lẽ cũng từ kinh nghiệm đó, lúc này đang có ngày càng nhiều nhà nghiên cứu, phân tích kinh tế Thái Lan lên tiếng kêu gọi Chính phủ thực hiện chủ trương tiết kiệm để giải quyết những khó khăn kinh tế - xă hội của đất nước.

    Có điều, tiết kiệm ở đây không theo nghĩa thông thường, mà phải là sự kết hợp vận động của tất cả các lĩnh vực tâm lư, xă hội, hành chính . thông qua cả khu vực Nhà nước lẫn khu vực tư nhân. Theo báo Matichon, một tờ báo lớn có uy tín ở Thái Lan, tiền gửi tiết kiệm dù chỉ là phần của thu nhập c̣n dư lại sau khi chi tiêu nhưng có vai tṛ quan trọng trong hoạt động của bộ máy kinh tế ở cấp vĩ mô cũng như trong ổn định kinh tế của các cá nhân, các tổ chức tư nhân. Tờ báo viết: ở cấp vĩ mô, nếu ngành kinh tế nào không đủ tiền tiết kiệm cho đầu tư theo mong muốn của ngành ḿnh th́ sẽ phải lệ thuộc vào đầu tư từ bên ngoài một cách triền miên. Do vậy, tiền tiết kiệm trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng đối với mọi nền kinh tế. Các nhà lănh đạo kinh tế cần phải xây dựng điều kiện và môi trường thu hút thích hợp để hạn chế việc xảy ra t́nh trạng quá nóng đồng thời đầu tư ở mức thích hợp với lượng tiền tiết kiệm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp t́nh hợp lư.

    Đối với việc gửi tiết kiệm từ khu vực tư nhân, hệ thống điều hành tốt của các tổ chức, tức là mức độ minh bạch, công bằng trong làm việc ( người lănh đạo không tham nhũng của công ty và của các cổ đông ) cũng góp phần tạo ra tiền gửi tiết kiệm ( bao gồm cả phần dư của số lăi từ phân chia lợi nhuận mà cổ đông được hưởng ) một cách có hiệu quả.

    Đối với khu vực Nhà nước, tiền gửi tiết kiệm bao gồm phần thu nhập thực sự c̣n lại sau khi chi tiêu sẽ xuất hiện khi công tác điều hành hoạt động tốt. Tiền NSNN không bị biển thủ dẫn tới chi tiêu hợp lư vào các dự án đúng đắn. Nói tóm lại là phải có tầm nh́n tài chính trong khu vực Nhà nước để tạo ra được số dư tiết kiệm.

    Do vậy, cách hiểu coi tiền gửi tiết kiệm chỉ là vấn đề kinh tế có thể giải quyết đơn thuần bằng biện pháp kinh tế như tỷ lệ lăi suất là cách hiểu sai. Phải huy động tất cả các lĩnh vực tâm lư, xă hội, hành chính . thông qua khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân và nhân dân th́ mới có thể giải quyết được vấn đề tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn cũng như dài hạn. Một ví dụ khác về việc không chỉ dùng biện pháp kinh tế mà phải kết hợp nhiều lĩnh vực để giải quyết khó khăn là sự ủng hộ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tờ báo viết: nh́n chung, người ta quan niệm rằng biện pháp tiền tệ là sự ủng hộ quan trọng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng thực ra tiền tệ mới chỉ là biện pháp cần chứ chưa đủ. T́nh trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan tuy đă được đáp ứng trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng kinh tế nhưng c̣n có những điều khác biến doanh nghiệp nhỏ trở thành mạch máu kinh tế. Đó là kinh nghiệm và tŕnh độ kinh doanh, bao gồm từ vạch kế hoạch, đánh giá t́nh h́nh và triển vọng lưu thông tiền mặt, tính khả thi của kế hoạch, cho tới vấn đề tài chính, kế toán.

    - Chilê và Singapore: Hai quốc gia rất thành công trong vấn đề tiền gửi tiết kiệm. Chilê sử dụng hệ thống tiết kiệm bắt buộc, đ̣i hỏi trích tiền thu nhập của mọi cá nhân lao động để thành lập ngân quỹ. Biện pháp này đă trở thành kiểu mẫu được áp dụng ở khắp thế giới. Singapore cũng áp dụng h́nh thức tương tự để tạo ngân quỹ và đem đi đầu tư khắp thế giới. Điều này tạo ra ngân quỹ ổn định cho đời sống nhân dân lúc đang làm việc cũng như khi về hưu.

    Từ những nội dung nêu trên, việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để làm cơ sở sinh sống cho không Ưt người lao động cần phải bao gồm các biện pháp toàn diện, chứ không đơn thuần hỗ trợ về tiền tệ. Nghĩa là, phải quan tâm đào tạo, hướng dẫn về hoạch định kinh doanh, hệ thống kế toán, tài chính cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các nhà kinh doanh này phải thay đổi cách nh́n và tập quán để có khả năng tồn tại lâu dài trong thế giới kinh doanh hiện đại. Đă qua rồi thời chộp giật lợi nhuận bằng cách lừa gạt hoặc Đp buộc người tiêu dùng, tổ chức lao động thiếu hiệu quả, quản lư kém cỏi của mọi doanh nghiệp, dù ở quy mô nào. Nếu như các khó khăn kinh tế có thể giải quyết thuần tuư bằng các biện pháp kinh tế th́ khủng hoảng kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới đều đă dễ dàng được tháo gỡ và các nhà kinh tế học sẽ là thần tượng của đông đảo công chúng. Nhưng trên thực tế, các kho khăn kinh tế đan xen từ nhiều góc độ và mọi biện pháp giải quyết đều là liều thuốc đắng ở mức độ nhất định. Tức là, sẽ phải có người mất việc làm, có người bị thiệt hại, mất mát địa vị trong doanh nghiệp và nếu không giải quyết dứt điểm th́ c̣n có thể kéo theo những phát sinh nghiêm trọng khác.
     
Đang tải...