Luận Văn Cơ sở lý luận triết học của chiến lược CNH - HĐH ở Việt Nam trong thời kì quá độ

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở lý luận triết học của chiến lược CNH - HĐH ở VN trong thời kì quá độ




    Lời mở đầu
    Như chúng ta đã biết chính sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng của sự tồn tại và phát triển của xã hội, cũng do đó thực chất của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là sự tiến bộ và phát triển của nền sản xuất vật chất. Do vậy không có một xã hội ở trình độ văn minh, tiến bộ, phát triển mà lại trên nền tảng sản xuất vật chất thủ công, lạc hậu. Do vậy, trung tâm của mọi chiến lược xã hội là chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy, Đảng ta đã xác định xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
    Quá trình phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội xét về mặt xây dựng nền tảng vật chất, phát triển lực lượng sản xuất, không thể có con đường nào khác là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là một kết luận đã được nêu ra từ đại hội Đảng (năm 1960). Bởi vì, nước ta xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội, thì cái thiếu thốn nhất là chưa có một cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, mà chừng nào chưa có cái đó thì chưa thể nói đến sự phát triển căn bản về năng suất lao động, về đời sống nhân dân, về quan hệ sản xuất .Hơn nữa, chúng ta lại bị chiến tranh xâm lược tàn phá hết sức nặng nề.Thêm vào đó, trên thế giới hiện đang diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rất sôi động với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại .
    Vì vậy muốn không bị tụt hậu xa hơn nữa, muốn ổn định mọi mặt để đi lên và phát triển thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải chỉ là qui luật khách quan trong tiến trình phát triển của nước ta mà cũng là xu hướng chung của các nước chưa thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu muốn tạo ra một cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng bộ và bền vững, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Chính vì vậy Đảng ta đã xác định rõ mục tiêu trong thời kì quá độ, đó là: "Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh."(văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX)
    Để nghiên cứu rõ hơn về chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta, em xin đề cập đến vấn đề "Cơ sở lí luận triết học của chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời kì quá độ "
    I.CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA.
    1.Mục tiêu của chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá :
    "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp " là quan điểm hàng đầu của đường lối kinh tế của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.
    Chúng ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực hiện mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được xem là một trong những con đường để giải phóng con người - trước hết là người lao động. Ý thức rõ đó là con đường tất yếu, khách quan, Đảng ta đã xác định mục tiêu của sự nghiệp cao cả đó là: "Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh."Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
    2.Nội dung cụ thể của chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay:
    a.Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn:
    Đảng ta đã xác định " class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hải phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gần với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp, bảo đảm vững chắc yêu cầu an toàn lương thực cho xã hội tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến; tăng giá trị và khối lượng hàng xuất khẩu, tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, phân công lại lao động xã hội, hình thành các điểm công nghiệp gắn liền với đô thị hoá tại chỗ, mở mang thị trường sản phẩm và dịch vụ cho công nghiệp.
    b.Xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại.
    Đảng ta đã xác định cơ cấu và phương hướng phát triển công nghiệp trong thập kỉ tới tập trung vào ưu tiên phát triển công nghiệp là: các nghành chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghiệp thông tin. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trong những nghành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trừơng để phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả( năng lượng - nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, luyện kim, hoá chất). Phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết; kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng.
    c.Cải tạo mở rộng nâng cấp và xây dựng có trọng điểm kết cấu hạ tầng tạo ra điều kiện đầu tư phát triển, thu lại vốn.
    Trong những năm trước mắt, việc xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế được coi là nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể là: năng lượng phải đi trước, bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia; phát triển mạng lưới thông tin hiện đại, nâng số máy điện thoại, số người sử dụng internet; hệ thống giao thông bảo đảm lưu thông an toàn thông suốt quanh năm và hiện đại hoá một bước .phải tập trung vào khâu cải tạo, mở rộng, nâng cấp. Có như vậy mới tạo điều kiện cho mở rộng đầu tư phát triển, nhất là thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
    d.Phát triển nhanh du lịch, các ngành dịch vụ.
    Phát triển nghành du lịch và các nghành dịch vụ như: hàng không, hàng hải, bưu chính - viễn thông, tài chính , ngân hàng , kiểm toán, bảo hiểm, pháp lý, thương mại .trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của nhân dân. Phát triển dịch vụ còn nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, sự phát triển các nghành ngân hàng , thông tin bưu điện, thương mại, giao thông vận tải .trực tiếp quyết định hiệu quả của các nghành sản xuất vật liệu, kinh doanh. Bởi vậy, phát triển nhanh nghành du lịch, dịch vụ được coi là một nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt.
    đ.Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ:
    Trong những năm trước mắt phải tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm có điều kiện sớm đưa lại hiệu quả cao, đồng thời phải hỗ trợ cho những nơi còn khó khăn, đẩy mạnh hợp tác phát triển, bảo đảm cho các vùng, các lãnh thổ và các thành phần dân cư đều có lợi và đều được hưởng thành quả của sự tăng trưởng kinh tế. Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo, chú trọng các vùng Tây Nguyên,Tây Bắc , Tây Nam. Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực , nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đưa các vùng này vượt qua tình trạng kém phát triển.
    e. Mở nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại:
    Hiện nay, mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nước ta, là một nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt. Tuy nhiên mở cửa hội nhập như thế nào cũng cần được cân nhắc kỹ càng nhằm tranh thủ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình này với tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Trong việc mở cửa, hội nhập, phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm. Chuyển hướng chiến lược, xây dựng nền kinh tế mở đòi hỏi phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập toàn cầu.

    ​[B]

    [/B]
     
Đang tải...