Luận Văn Cơ sở lý luận & phương pháp quản lý dự án đầu tư

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở lý luận & phương pháp quản lý dự án đầu tư



    I - Khái niệm và nội dung của quản lý dự án
    1. Khái niệm
    Phương pháp quản lý dự án là một phương pháp quản lý tiên tiến, được áp dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự Mỹ, đến nay nó nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Có hai nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp quản lý dự án. Đó là, nhu cầu ngày càng tăng về những hàng hoá đòi hỏi sản xuất phức tạp, công nghệ hiện đại, trong khi khách hàng thì ngày càng “khó tính” và hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật ngày càng tăng lên.
    Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động dự ná nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án.
    Quản lý dự là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được những mục tiêu về thời gian, chi phí , kỹ thuật và chất lượng.
    2. Chức năng của quản lý dự án
    ỉ Chức năng kế hoạch: Đó là việc xác định rõ mục tiêu của dự án, thực hiện phân tách công việc, xác định mối quan hệ logic giữa công việc, xây dựng một lịch trình thời gian và lập kế hoạch nguồn lực để thực hiện dự án.
    ỉ Chức năng tổ chức: Để quản lý dự án cần thiết lập một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với từng loại dự án, xây dựng các văn bản hướng dẫn, thiết lập các chuẩn mực về quyền lực và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm quản lý dự án.
    ỉ Chức năng lãnh đạo: Theo chức năng này, cần thiết lập giới hạn quền lực đối với việc quyết định về phân bổ nguồn lực, thiết lập những chuẩn mực về kỹ thuật, thời gian, chi phí dành cho dự án, chuẩn bị kế hoạch đánh giá, thiết lập một hệ thống thông tin quản lý.
    3. Vai trò của quản lý dự án
    - Liên kết tất cả các hoạt động cần thực hiện của dự án
    - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ giữa nhóm quản lý với khách hàng của dự án.
    - Phát hiện sớm và giải quyết nhanh chóng những khó khăn vướng mắc nảy sinh. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa những người liên quan đến dự án để giải quyết những bất đồng.
    - Rút ngắn thời gian triển khai. Tăng cường sự điều phối và hợp tác giữa các bộ phận quản lý dự án
    - Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao
    4. Nội dung quản lý dự án
    4.1- Quá trình thực hiện quản lý dự án đầu tư
    Như đã trình bày, hầu hết các dự án được hình thành là do nhu cầu của thị trường, của người tiêu dùng. Một nhu cầu có thể do nhu cầu của khách hàng, phòng thị trường hoặc bất kỳ thành viên nào của tổ chức. Khi dự án được khẳng định là nhu cầu có thật, thì các mục đích có thể được xác định và các bước đầu tiên sẽ được tiến hành theo hướng tạo ra một ban để quản lý dự án. Hầu hết các dự án có nhiều mục đích bao hàm các phương diện, chẳng như các yêu cầu về kỹ thuật, về vận hành, ngày chuyển hàng và chi phí . Tất cả nên được sắp xếp theo trật tự theo tầm quan trọng của chúng.
    Dựa trên sự sắp xếp này một loạt các biện pháp thực hiện cho từng mục đích được hình thành và các vấn đề về công nghệ (hoặc thiết kế ban đầu) cũng được phát triển song song với kế hoạch triển khai thực hiện và kế hoạch giữa ngân sách cho dự án.
    Bước tiếp theo là để thống nhất thiết kế, ngân sách và kế hoạch dự án để chỉ ra những gì sẽ được thực hiện và ai thực hiện, chi phí là bao nhiêu và khi nào phải chi?. Khi kế hoạch được triển khai thực hiện thì các kết quả thực hiện cần được đánh giá và ghi lại mọi sự điều chỉnh nhẵm giữ cho dự án tiến hành theo đúng tiến độ và kế hoạch được lập ra khi có sự sai lệch xuất hiện. Khi dự án kết thúc, các kết quả của dự án được đánh giá dựa trên các mục đích và các biện pháp tiến hành đã xác định từ trước.
    4.2- Nội dung của quản lý dự án
    Đ Quản lý phạm vi: Là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào phụ thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi của dự án.
    Đ Quản lý thời gian: là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian hoàn thành dự án,. Nó chỉ rõ mọi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.
    Đ Quản lý chi phí : là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án. Là việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí .
    Đ Quản lý chất lượng: là quá trình triển khai giám sát thực hiện những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư .
    Đ Quản lý nhận lực: là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án. Nó cho thấy vệc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào?
    Đ Quản lý thông tin: là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau. Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời được các câu hỏi: ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý dự cần báo cáo cho họ bằng cách nào?
    Đ Quản lý rủi ro: là việc xác định các yếu tố rủi ro dự án, lượng hoá mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó với từng loại rủi ro.
    Đ Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: là quá trình lựa chọn, thương lượng, quản lý các hợp đồng và đIều hành việc mua bán nguyên vật liệu , trang thiết bị, dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài cung cấp cho dự án, tiến độ cung, chất lượng cung như thế nào?
    Đ Lập kế hoạch tổng qan: là quá trình đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.
    5. Các hình thức tổ chức quản lý dự án
    5.1- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý
    Đây là hình thức tổ chức quản lý dự án không do cán bộ chuyên trách quản lý dự án thuê ngoài mà trực tiếp trực tiếp tham gia điều hành dự án. Họ không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc thực hiện và kết quả cuối cùng của dự án mà chỉ đóng vai trò cố vấn, tư vấn.
    Hình 1- Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...