Chuyên Đề Cơ sở lý luận của vấn đề di động xã hội

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
    1.1. Một số khái niệm
    1.1.1. Di động xã hội
    Di động xã hội, còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Thực chất di động xã hội là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội. Vấn đề di động xã hội liên quan đến việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan tới điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội.
    Nội dung của di động xã hội bao gồm các vấn đề về cường độ, khối lượng, phương hướng, phương pháp, sự ổn định các xu hướng chuyển dịch, những thay đổi về cơ cấu xã hội và các mối liên hệ của nó với những biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và các lĩnh vực đời sống xã hội khác. Những chuyển dịch theo chiều hướng lên cao hoặc xuống thấp, có thể mang tính tạm thời hay kiên định.
    Người ta có thể phân biệt di động xã hội theo hai khía cạnh khác nhau. Một là di động giữa các thế hệ (intergenerational mobility): thế hệ con cái có địa vị cao hơn hoặc thấp hơn so với địa vị của thế hệ cha mẹ họ. Đây là một trong những hình thức di động quan trọng trong xã hội. Khi nghiên cứu, xem xét những thay đổi về địa vị xã hội - nghề nghiệp của cá nhân hay nhóm xã hội cho thấy những nghề nghiệp, việc làm mà họ phải trải qua trong những giai đoạn nhất định, biểu đạt sự di động giữa các thế hệ của họ, nghĩa là sự thay đổi địa vị xã hội của họ so với cha mẹ họ. Hai là di động trong thế hệ (intragenerational mobility): Trong dòng di chuyển hiện nay của các cá nhân, nhóm xã hội sẽ có những cá nhân luôn thay đổi nơi cư trú, nghề nghiệp, việc làm. Và sau một thời gian nhất định, có thể so sánh sự thay đổi địa vị xã hội - nghề nghiệp cũng như địa vị xã hội - cư trú của họ.
    Di động xã hội được xác định như là sự vận động của các cá nhân hay một nhóm xã hội từ vị trí, địa vị xã hội này sang vị trí, địa vị xã hội khác. Vì vậy, khi nghiên cứu di động xã hội, các nhà xã hội học còn chú ý tới các hính thức di động khác: di động theo chiều dọc và di động theo chiều ngang.
    Di động ngang chỉ sự thay đổi địa vị của cá nhân hay nhóm xã hội trong cùng một tầng lớp xã hội. Điều này thể hiện rõ trong sự dịch chuyển địa vị việc làm. Đó chính là sự chuyển dịch từ một vị trí này tới một vị trí khác trong cùng một hạng tương ứng trong cấu trúc nghề nghiệp.
    Di động dọc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...