Tiểu Luận Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển, toàn diện và lịch sử cụ thể

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển, toàn diện và lịch sử cụ thể




    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN, TOÀN DIỆN VÀ LỊCH SỬ CỤ THỂ.
    Khi nói đến phép biện chứng duy vật, các nhà triết học duy vật không thể không nói đến hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật: nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Từ việc nghiên cứu các nguyên lý đó đã rút ra quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển trong việc nhận thức, xem xét các sự vật hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn. Đây là những quan điểm rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
    Tìm hiểu nguyên lý phổ biến, các nhà siêu hình cho rằng sự vật và hiện tượng tồn tại độc lập, tách rời nhau, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau, có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt, bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Các nhà duy tâm thì tìm cách gán ghép nguyên nhân của những tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng ấy là do các lực lượng siêu nhiên, do cảm giác, ý thức con người tạo nên. Quan niệm này đã dẫn đến những sai về thế giới quan. Đối với các nhà siêu hình thì thế giới vật chất là một tổng số những sự vật hiện tượng chứ không phải là một chỉnh thể thống nhất vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó. Sai lầm này đã làm các nhà siêu hình áp đặt những đường ranh giới nghiêm ngặt giữa các sự vật hiện tượng và vì vậy họ đã không phát hiện ra được bản chất của sự vật hiện tượng, không phát hiện ra được cái chung, quy luật của sự vật hiện tượng. Khác với những quan điểm vừa phiến diện vừa chủ quan trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng thế giới chúng ta là một chỉnh thể thống nhất, các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt với nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau. Và cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng đó chính là tính thống nhất vật chất của thế giới.
    Mối liên hệ của các sự vật các hiện tượng rất đa dạng, phong phú, chúng tồn tại khách quan, phổ biến: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bao quát, mối liên hệ bao quát riêng, mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ tất yếu, mối liên hệ ngẫu nhiên Trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều chứa đựng các mối liên hệ phổ biến. Các mối liên hệ phổ biến có mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng khác nhau và cũng có mối liên hệ khác nhau giữa cùng bản thân các quá trình, các bộ phận của một sự vật. Sự vật hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng, đây chính là tính lịch sử cụ thể.
    Để đi đến quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể phải thừa nhận tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ. Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, vận động lại là phương thức tồn tại vật chất, là tât yếu khách quan. Mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi lĩnh vực và dó chính là tính vốn có tự nhiên vì vậy muốn nhận thức sự vật hiện tượng thì phải nắm bắt được các mối liên hệ. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...