Tiểu Luận Cơ sở lý luận cho việc phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thực

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Đặt vấn đề

    Sau Đại hội toàn quốc lần thứ IX chúng ta bước vào thời

    kỳ phát triển mới thời kỳ “đầy nhanh công nghiệp hoá hiện đại

    hoá đất nước ” định hướng phát triển nhằm mục tiêu “xây

    dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện

    đại, cơ cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với

    trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và

    tinh thần được nâng cao quốc phòng an ninh vững chắc, dân

    giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”. Không phải

    ngẫu nhiên việc nghiên cứu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp

    với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là

    một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới

    chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang tiến hành hôm nay. Việc

    thực hiện mô hình này trong thực tế không những là nội dung

    của công cuộc đổi mới, mà hơn thế nữa nó là công cụ, là

    phương tiện để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã

    hội. Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta một phần phụ

    thuộc vào việc xây dựng này tốt hay không. Một xã hội phát

    triển được đánh giá từ trình độ của lực lượng sản xuất và sự kết

    hợp hài hoà giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất thời

    đại ngày nay trình độ khoa học kỹ thuật đã phát triển mạnh mẽ

    song quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất của lực lượng sản


    xuất vẫn là cơ sở chính cho sự phát triển của nó. Do vậy vấn đề

    quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ

    phát triển của lực lượng sản xuất vẫn là một trong những vấn

    đề nan giải mà chúng ta cần phải quan tâm và giải quyết.

    Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng lực lượng

    sản xuất có vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất và

    ngược lại, có thể thúc đầy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực

    lượng sản xuất. Vấn đề này từng là bài học đắt giá trong công

    cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sự tác động trở lại

    của các yếu tố của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

    khá phong phú và phức tạp, nhất là trong những điều kiện cụ

    thể ở nước ta hiện nay.

    Vấn đề quan hệ sản xuất có tác động thúc đầy hay kìm

    hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất đã được Đảng ta nhận

    thức và vận dụng đúng đắn trong quá trình lãnh đạo đất nước

    theo đường lối đổi mới. Đảng ta đã khẳng định rằng: lực lượng

    sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản

    xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển khong

    đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển

    của lực lượng sản xuất “Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.”. Quan hệ sở hữu được

    hiểu là “hình thức chiếm hữu của cải vật chất do lịch sử quy

    định, trong đó thể hiện quan hệ giữa con người với con người

    trong quá trình sản xuất xã hội ”. Sở hữu tư liệu sản xuất giữ

    vai trò quyết định đối với mọi hình thức khác của quan hệ sản

    xuất, do vậy, khi hình thức của quan hệ sở hữu thay đổi sẽ kéo

    theo sự thay đổi trong mọi hình thức khác của quan hệ sản

    xuất. Về nguyên tắc, những thay đổi của quan hệ sản xuất nói

    chung là nhằm thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển, do lực

    lượng sản xuất đã phát triển đòi hỏi nó phải thay đổi cho phù

    hợp.

    Chúng ta đã từng phạm sai lầm là xây dựng nhiều yếu tố

    của quan hệ sản xuất vượt trước so với lực lượng sản xuất mà

    chúng ta hiện có. Đó là việc chỉ cho phép các hình thức sở hữu

    Nhà nước và sở hữu tập thể tồn tại, trong khi các hình thức sở

    hữu khác đang còn có tác dụng mạnh mẽ đối với lực lượng sản

    xuất thì lại bị ngăn cấm, không được phép phát triển. việc đó

    đã dẫn đến tình trạng sản xuất bị đình đốn, không phát triển.

    Sau khi nhận thức được sai lầm này, chúng ta đã đổi mới

    đường lối chiến lược trong lĩnh vực kinh tế, đó là xác lập lại

    các hình thức sở hữu, cho phép nhiều kiểu quan hệ sản xuất

    cùng tồn tại để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

    ------------------------------------------------------------------------

    ------------------------------------------------------------------------

    ------------------------------------------------------------------------

    (Tiểu luận dài 32 trang)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...