Chuyên Đề Cơ sở lựa chọn phương pháp dự báo và xử lý mô hình dự báo

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở lựa chọn phương pháp dự báo và xử lý mô hình dự báo
    Mở đầu
    Việt Nam là một nước nông nghiệp , có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai , lao động và điều kiện sinh thái cho phép phát triển sản xuất nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn . Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước , nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể với mức tăng trưởng khá cao và ổn định . Đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung chuyên canh có khối lượng và tỷ suất hàng hoá cao . Nhiều loại nông sản hàng hoá có khối lượng xuất khẩu ngày càng lớn và có vị thế trên trường thế giới như gạo , cà phê , điều
    Tuy vậy , trước xu thế quốc tế hoá và hội nhập các nền kinh tế , chúng ta dang gặp phải những thách thức lớn về khả năng cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu nông sản mà chúng ta chưa có mấy lợi thế , thể hiện trên các mặt : chất lượng, mẫu mã , quy cách và tinh đa dạng của sản phẩm , cũng như chưa tạo lập được các thị trường và các bạn hàng lớn nên thị trường tuy nhiều nhưng thiếu ổn định , giá cả biến động thường xuyên gây không ít khó khăn cho cả người sản xuất và người xuất khẩu .
    Trong các nông sản xuất khẩu thì gạo là nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam .Đến nay thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đã và đang được mở rộng , chiếm tới 20% thị phần gạo thế giới .Với các khó khăn của xuất khẩu nông sản nói chung thì trong vấn đề xuất khẩu gạo hiện nay vẫn chưa tạo được môi trường thông thoáng , tạo sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả xuất khẩu , Nhà nước về cơ bản còn độc quyền xuất khẩu và quả lý theo hạn ngạch (quota) phân bổ chi tiêu cứng cho các doanh nghiệp . Lương thực là một hàng hoá có tính chiến lược và chính sách xuất khẩu gạo rất nhạy cảm về chính trị , nên việc quyết định tự do hoá xuất khẩu không phải dễ dàng . Do vấn đề an ninh lương thực , Nhà nước quản lý việc xuất khẩu có hạn ngạch ( bằng quota ) . Công tác xuất khẩu được giao cho các đầu mối xuất khẩu , tuy từng bước có thực hiện quá trình phi tập trung hoá . Từ chỗ chỉ có một số công ty lớn của Nhà nước ( Vinafood 1,2 3), đến nay cho phép các công ty cấp tỉnh và các doanh nghiệp tư nhân cũng được tham gia xuất khẩu gạo . Song mặt yếu trong xuất khẩu gạo cho đến nay vẫn chưa xây dựng được chiến lược dài hạn trong xuất khẩu (về thị trường , bạn hàng và chiến lược sản phẩm ) , cơ chế xuất nhập khẩu hay thay đổi và còn áp dụng các cơ chế quản lý “cứng “ như hạn ngạch ( quota) ; nhièu lần cấp quota trong năm , lại quy định đơn vị đầu mối xuất khẩu nên phần nào làm giảm giá gạo của người nông dân và hạn chế cạnh tranh trong xuất khẩu . Các đơn vị xuất khẩu gạo lại không chủ động nguồn hàng , thường xuất đến đâu mua đến đó , không có những chiến lược về phát triển và gắn kết với vùng nguyên liệu hoặc đầu tư hỗ trợ hay thông qua giá mua lúa của nông dân để tạo vùng nguyên liệu , tạo nguồn hàng ổn định về số lượng và chất lượng .Công nghệ và chất lượng chế biến còn thấp , nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường .
    Hiện nay giao dịch mua bán trên thị trường thế giới về thu mua gạo xuất khẩu rất sôi động và phức tạp . Sự cạnh tranh gay gắt về giá , chất lượng của các nước xuất khẩu gạo như Thái Lan (có điều kiện tự nhiên gần giống Việt Nam ) , Trung Quốc , Mỹ , ấn Độ ,Australia , myanmar , Ai Cập ;đồng thời các yêu cầu ngày càng cao hơn của các nước nhập khẩu gạo như Mỹ , Trung Quốc , Brazil , Pêru cũng đặt Việt Nam trước những thách thức mới .
    Với những thách thức trên đòi hỏi phát huy tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên – xã hội và khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của gạo xuất khẩu trên thị trường . Đặc biệt , phải đề ra được các chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn về xuất khẩu gạo . Và công tác dự báo về giá và kim ngạch xuất khẩu gạo là yếu tố quan trọng trong việc đề ra các chiến lược xuất khẩu gạo đúng đắn . Đó là vấn đề có tính cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách có hiểu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực hiện nay .
    Nội dung đề án tập trung làm rõ xu hướng biến động của giá cả và kim ngạch xuất khẩu gạo hiện nay , đồng thời dự báo giá và kim ngạch xuất khẩu gạo trong thời gian tới , và đưa ra các giải pháp mang tính định hướng cho công tác xuất khẩu gạo của Việt Nam .
     
Đang tải...