Tiểu Luận Cơ sở lí luận cải cách thủ tục hành chính

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
    1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách nền HCNN
    Các nhà kinh điển theo học thuyết Mác - Lênin đã có những tư tưởng bước đầu về cải cách nền HCNN, đặc biệt những tư tưởng của Lênin.
    Trong quá trình lãnh đạo nhà nước Xô Viết, Lênin rất chú trọng đối với công tác cải cách nền hành chính. Người coi đây là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
    Trong cải cách nền hành chính, Lênin nhấn mạnh đến việc sắp xếp, tinh giảm bộ máy hành chính và thực hành tiếp kiệm. Người nhấn mạnh: “Nhiệm vụ cấp thiết, chủ yếu nhất lúc này và trong những năm sắp tới là không ngừng tinh giảm bộ máy Xô Viết và giảm bớt chi phí của nó xóa bỏ tác phong lề mề hành chính, bệnh quan liêu và giảm bớt các khoản chi tiêu phi sản xuất”.
    Cùng với việc thiết lập một hệ thống quản lí mới, Lênin xúc tiến việc cải cách chính để đảm bảo cho bộ máy nhà nước vận hành thông suốt. Lê nin coi trọng việc cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt những khâu xét duyệt giấy tờ không cần thiết.Người đặc biệt lưu ý tới việc soạn lại các quy định thật cơ bản, thiết thực đã tính toán chính xác để thi hành có hiệu quả.
    Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vận dụng đầu tiên và sáng tạo những quan điểm trên của Lênin trong việc xây dựng một nền hành chính quốc gia thực sự hiện đại và hoạt động có hiệu quả. Ngay từ buổi đầu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành xây dựng một nền hành chính phù hợp với yêu cầu mới, mà việc đầu tiên là ban hành các văn bản quy định quy chế hoạt động của các cấp các ngành.
    Người yêu cầu “phải xây dựng một nền hành chính của dân, do dân và vì dân”. Giảm thiểu những sách nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc hành chính. Thủ tục hành chính phải phù hợp với yêu cầu giải quyết công việc theo đúng quy định, song cũng cần phù hợp với trình độ của nhân dân.
    Người lên án mọi hành vi cửa quyền, lộng quyền của cán bộ khi giải quyết công việc của nhân dân. Người yêu cầu “cán bộ, đảng viên phải là những công bộc trung thành và tận tình của nhân dân”.
    Những quan điểm của Lê nin và chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta kế thừa và phát triển trong điều kiện hiện nay. Đại hội lần thứ VII của Đảng (tháng 6-1991) đã đánh dấu bước đổi mới, phát triển tư duy về cải cách nền HCNN trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đảng đã đặt trọng tâm vào cải cách hệ thống HCNN trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước và đổi mới hệ thống chính trị. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa VII (tháng 1-1995) đã ra nghị quyết chuyên đề về cải cách một bước nền HCNN với một hệ thống chủ trương, nội dung, phương hướng cải cách tương đối đồng bộ, cơ bản, chuyên sâu. Các đại hội Đảng lần thứ VIII (tháng 6-1996), IX (tháng 4-2000), X (tháng 4-2006) và các hội nghị Trung ương của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước trong đó trọng tâm là thực hiện cải cách TTHC. Đây là thành tựu nổi bật trong đổi mới, phát triển tư duy lí luận của Đảng về xây dựng nền HCNN nói riêng, về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN nói chung; là kết quả của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạch định đường lối, chủ trương cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.
    1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của TTHC
    Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về thể chế HCNN. HCNN bao gồm hai bộ phận lớn. Thứ nhất là bộ phận thể chế hành chính thuần túy, thứ hai là bộ phận thể chế hành chính tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh.
    “ Thể chế HCNN là một hệ thống gồm luật, các văn bản pháp quy dưới luật, tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chình nhà nước; một mặt thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật; mặt khác là các quy định về các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan HCNN và nội bộ bên trong của các cơ quan này”.
    TTHC là một trong số những yếu tố cấu thành thể chế HCNN.
    1.2.1. Khái niệm TTHC
    Pháp luật hành chính gồm có những quy phạm quy định tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ các cơ quan nhà nước và quyền, nghĩa vụ của công dân và tổ chức xã hội trong lĩnh vực quản lí HCNN. Những quy phạm ấy hợp thành luật hành chính về nội dung. Bên cạnh những quy phạm đó, còn có nhiều quy phạm quy định những trình tự, hình thức trong việc giải quyết những yêu cầu của công dân đối với cơ quan HCNN hoặc những yêu cầu trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước, hay còn gọi là TTHC. TTHC rất đa dạng, nhưng có thể phân thành 2 loại cơ bản: 1) Những thủ tục tiến hành những công việc thuộc quan hệ nội bộ các cơ quan nhà nước. 2) Những thủ tục tiến hành những công việc thuộc quan hệ của cơ quan nhà nước đối với công dân và các tổ chức xã hội. Mỗi loại thủ tục bao gồm nhiều thủ tục riêng áp dụng trong từng loại việc, từng lĩnh vực quản lí. TTHC trong quan hệ với công dân gồm có 2 loại quan trọng: a) TTHC trong việc các cơ quan nhà nước xét, giải quyết những quyền chủ quan hợp pháp của công dân, trong việc công dân kiện một cơ quan nhà nước. b) TTHC trong việc các cơ quan có thẩm quyền xét vấn đề trách nhiệm hành chính và xử phạt các vi phạm của công dân. Còn gọi là thủ tục xử lí vi phạm hành chính, hoặc tố tụng hành chính.
    Hiện nay, khái niệm TTHC vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi. Dưới đây là khái niệm được nhiều nhà khoa học ở Việt Nam chấp nhận nhất: TTHC là trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc của cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công việc của Nhà nước, các kiến nghị yêu cầu chính đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, đảm bảo công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân.
    1.2.2. Các đặc điểm của TTHC
    ® TTHC được Luật Hành chính quy định rất chặt chẽ, các hoạt động không được quy phạm TTHC quy định thì không phải là TTHC.
    ® Trong TTHC thì nguyên tắc chủ thể có quyền xem xét và ra quyết định theo trình tự mà luật TTHC quy định là cơ quan quản lí hành chính nhà nước (cơ quan quản lí hành chính nhà nước hiểu theo nghĩa rộng).
    ® Các quy phạm TTHC không chỉ quy định trình tự thực hiện theo quy phạm vật chất của Luật Hành chính mà còn quy định trình tự nhằm thực hiện quy phạm vật chất của các ngành luật khác.
    ® TTHC rất đa dạng, phức tạp. Tính đa dạng, phức tạp của nó được quy định bởi hoạt động quản lí HCNN là hoạt động diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành chính. Hơn nữa nền HCNN ta hiện đang chuyển từ nền hành chính kế hoạch hóa tập trung sang nền hành chính phục vụ; đồng thời với xu hướng hợp tác quốc tế đối tượng quản lí không chỉ là công dân, tổ chức trong nước mà còn có các yếu tố nước ngoài.
    1.2.3. Ý nghĩa của TTHC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...