Tiểu Luận Cơ sở kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam - môn luật thương mại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam

    I. Doanh Nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    1. Nguồn Luật điều chỉnh:
    · Luật Doanh nghiệp 2005.
    · Luật Đầu tư 2005.
    · Nghị định 102/2010
    · Nghị định 108/ 2006.
    · Nghị định 101/2006
    2. Khái niệm:
    Theo khoản 6 điều 3 Luật đầu tư 2005: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại
    3. Đặc điểm pháp lý:
    3.1 Loại hình Doanh Nghiệp:
    Theo điều 21 Luật đầu tư: các loại hình Doanh Nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
    · Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
    · Doanh nghiệp lien doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
    · Hợp đồng BCC, BOT, BTO, BT. (điều 55 Luật đầu tư 2005)
    · Đầu tư phát triển kinh doanh: có 2 hình thức
    1) Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
    2) Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường
    · Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
    · Đầu tư việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
    · Các hình thức khác.
    3.2 Tỷ lệ góp vốn:
    3.2.1 Mức góp vốn:
    Theo quy định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp niêm yết là 49%, riêng với các ngân hàng là 30%.
    Khoản 3 và 4 điều 11 NĐ 102/2006:
    3. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước.
    4. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư nước ngoài.
    Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề có điều kiện: theo khoản 4 điều 29 Luật Đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên.
    - Và Khoản 2, Điều 10, Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định nhà đầu tư đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường.
    Tuy nhiên, hiện nay theo nội dung “Dự thảo Quy chế góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các Doanh Nghiệp Việt Nam” do Bộ Tài Chính mới trình Chính phủ để lấy ý kiến nhân dân thì:
    ü Đối với các doanh nghiệp nhà nước phát hành cổ phiếu lần đầu, tỷ lệ cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua không vượt quá 30% vốn điều lệ.
    ü Với trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác (TNHH, Cổ phần ), tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ do phương án của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    ü Ngoài các trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với mức không hạn chế.
    Một số điểm mới của Dự thảo Quy chế góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các Doanh Nghiệp Việt Nam:
    ü Với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: nhà đầu tư nước ngoài được mua lại phần vốn góp của thành viên, hoặc góp vốn vào công ty để trở thành thành viên mới.
    ü Với công ty TNHH một thành viên: nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể mua lại toàn bộ vốn điều lệ của chủ sở hữu để trở thành chủ sở hữu mới.
    ü Với công ty hợp danh, nhà đầu tư nước ngoài được mua lại phần vốn góp của thành viên, hoặc góp vốn vào công ty để trở thành thành viên góp vốn mới.
    ü Với Doanh Nghiệp tư nhân: nhà đầu tư nước ngoài có thể mua lại một phần vốn của chủ doanh nghiệp, hoặc góp vốn để chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
    ü Khi sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được cầm cố cổ phiếu trong quan hệ tín dụng, giao dịch trên thị trường chứng khoán khi công ty đã niêm yết.
    Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển đổi ra ngoại tệ các khoản vốn đầu tư, gồm cả gốc và lãi, cũng như tiền bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, các khoản tiền và tài sản hợp pháp khác để chuyển ra nước ngoài, sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
    3.2.2 Tiền tệ góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài:
    Theo quy định của Dự thảo, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty đại chúng theo tỷ lệ quy định về chứng khoán. Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề thuộc pháp luật chuyên ngành, tỷ lệ sẽ được pháp lệnh chuyên ngành quy định.
    Với các giao dịch mua cổ phần hay góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài sử dụng tiền đồng. Nhà đầu tư nước ngoài phải quy đổi tiền đồng theo tỷ giá do Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) công bố tại thời điểm góp vốn hay mua cổ phần. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu nhà đầu tư nước ngoài sử dụng ngoại tệ khối lượng lớn, việc mua cổ phần cần có sự chấp thuận của Thủ tướng.
    Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần không bằng tiền đồng hay ngoại tệ tự do chuyển đổi, mà bằng tài sản hợp pháp khác, tài sản góp vốn sẽ do các tổ chức độc lập định giá và phải được các thành viên, cổ đông sáng lập của doanh nghiệp chấp thuận.
    Việc mua bán chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán được thực hiện bằng tiền đồng.

    3.2.3 Điều kiện góp vốn: được quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 5 Thông tư số 131/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính
    ü Thứ nhất, có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
    ü Thứ hai, có bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (nếu giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); trường hợp ủy quyền phải có thêm bản sao hợp lệ các văn bản liên quan đến việc ủy quyền.
    ü Ngoài ra, Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện các quy định về góp vốn, mua lại đối với Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn trong các Doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, bảo đảm không trái quy định pháp luật.
    3.3 Quốc tịch, tư cách pháp lý của Doanh Nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

    Khác:
    [TABLE="width: 708"]
    [TR]
    [TD]Mục so sánh
    [/TD]
    [TD]Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    [/TD]
    [TD]Doanh nghiệp Việt Nam
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Về lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện
    [/TD]
    [TD]+ Ngoài 8 lĩnh vực đầu tư quy định tại khoản 1 điều 29 Luật đầu tư 2005 và các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. (khoản 2 điều 29).
    Ví dụ như lĩnh vực hàng hải khống chế nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 49%
    [/TD]
    [TD]+ Ngoài 8 lĩnh vực đầu tư quy định tại khoản 1 điều 29 Luật đầu tư 2005, thì các lĩnh vực kinh doanh yêu cầu về vốn pháp định (Ngân hàng, tín dụng – NĐ141/2006; Bất động sản –đ3NĐ53/2007 ), chứng chỉ hành nghề.
    Vd: ngành Ngân hàng phải bảo đảm vốn pháp định cần trên 3000 tỷ VNĐ khi thành lập.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Về thẩm quyền cấp giấy đầu tư: (đ 38, đ 39 / Đ108/2006)
    [/TD]
    [TD][​IMG]+ UBND: các dự án ngoài KCN, KCX.
    + Ban quản lý : các dự án đầu tư vào KCN, KCX.
    ->được Thủ tướng chấp thuận theo đ 37/NĐ 108/2006.

    [/TD]
    [TD]+ Cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư – cấp tỉnh.
    + Cấp huyện: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện.
    + Ngoài ra: các Phòng ĐKKD có tài khoản, con dấu riêng; hoặc các phòng ĐKKD trong các KCX, KCN
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...