Tiểu Luận Cơ sở kinh doanh của người nước ngoài tại Việt Nam - thuyết trình luật thương mại 1

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở kinh doanh của người nước ngoài tại Việt Nam - thuyết trình luật thương mại 1

    VIỆT NAM
    Một số khái niệm:
    1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Khoản 1 Điều 6 Luật TM 2005).
    2. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (Khoản 1 Điều 16 Luật TM 2005).
    3. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam (Khoản 5 Điều 3 Luật Đầu Tư 2005).
    4. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư (Khoản 12 Điều 3 Luật Đầu Tư 2005).
    Từ các khái niệm trên ta thấy thương nhân nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài, hay gọi chung là người nước ngoài là các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
    Theo pháp luật hiện hành thì cơ sở kinh doanh của người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
    1. Văn phòng đại diện tại Việt Nam,
    2. Chi nhánh tại Việt Nam;,
    3. Thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
    Các văn bản điều chỉnh
    -Luật DN 2005
    -Luật đầu tư 2005
    -Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn cụ thể thực hiện các thủ tục việc góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các DN Việt Nam.
    -Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư
    -Hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 213/2013/TT-BTC ngày của Bộ Tài Chính.
    -Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật DN năm 2010.-
    -Thông tư 131/2010/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
    -Nghị định 72/2006/NĐ-CP Qui định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài.
    -Nghị định 120/2011/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung thủ tụic hành chính tại một số nghị định của chính phủ quy định chi tiết luật thương mại.









    PHẦN 1: ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM
    1. Khái niệm:
    Theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 72/2006/NĐ-CP ngày 25-7-2006 quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì "Văn phòng đại diện" chỉ được thực hiện chức năng văn phòng liên lạc; xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại diện; các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép chứ không được trực tiếp thực hiện các hoạt động "mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa" như chi nhánh.
    Vì vậy, Văn phòng đại diện là tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, không có chức năng kinh doanh.
    2. Chức năng hoạt động của Văn phòng đại diện:
    Căn cứ Điều 16 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại 2005 quy định chức năng hoạt động của Văn phòng đại diện như sau:
    - Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;
    - Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
    - Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện;
    - Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà minh đại diện;
    - Các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...